Báo Cáo Tổng quan về công nghệ LCD :các thuộc tính và những bộ mạch cơ bản

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU.
    Màn hình là thiết bị ngoại vi không thể thiếu đối với rất nhiều nguồn phát tín
    hiệu, từ các vật dụng nhỏ bé như đồng hồ, điện thoại, máy tính cầm tay cho đến
    những thứ lớn hơn như TV, máy tính cá nhân, bảng báo hiệu, giải trí điện tử . Hòa
    vào “luồng gió số hóa”, công nghệ màn hình đang tạo nên cơn cuồng phong mới để
    lột bỏ lớp áo “tương tự” đã mặc suốt hơn 100 năm qua. Ra đời cách nay hơn 100 năm,
    công nghệ CRT (đèn tia âm cực) đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho ngành truyền thông.
    Không đơn thuần trao đổi cho nhau những hàng chữ tĩnh lặng hoặc giọng nói, con
    người đã có thể truyền hình ảnh cho nhau ở những khoảng cách vượt xa khỏi trí tưởng
    tượng. Máy tính ra đời, màn hình CRT cũng đã mang lại những dòng chữ, hình ảnh
    trực quan thay thế cho lối giao tiếp thô sơ qua giấy đục lỗ trước đó. Ưu điểm là vậy
    song CRT vẫn mang nhiều khuyết điểm cố hữu như tiêu thụ nhiều điện năng; điều
    khiển tia điện tử rất khó chính xác; độ hội tụ và màu sắc thay đổi không đồng đều
    theo thời gian; mạch điện cao áp và từ trường mạnh tạo ra vùng sóng điện từ có hại;
    kích thước cồng kềnh (màn hình CRT 20' chiếm không gian lớn hơn cả thùng
    CPU).LCD đã ra đời theo đà phát triển của công nghệ số.
    Tinh thể lỏng (liquid crystal) mang đặc tính kết hợp giữa chất rắn và chất lỏng
    được Friedrich Reinitzer, nhà thảo mộc học người Áo, phát hiện vào năm 1898. Trong
    tinh thể lỏng, trật tự sắp xếp của các phân tử giữ vai trò quyết định mức độ ánh sáng
    xuyên qua. Dựa trên trật tự sắp xếp phân tử và tính đối xứng trong cấu trúc, tinh thể
    lỏng được phân thành 3 loại: nematic, cholesteric (chiral nematic) và smectic; nhưng
    chỉ tinh thể nematic được sử dụng trong màn hình LCD (Liquid Crystal Display).
    Ngành công nghiệp sản xuất LCD chỉ thật sự bắt đầu phát triển vào năm 1960, khi
    giới khoa học phát hiện ra phương pháp điều khiển hướng phân bố phân tử tinh thể
    lỏng bằng điện trường. Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được phân chia thành dòng
    sản phẩm DSTN (Dual Scan Twisted Nematic) và TFT (Thin Film Transistor) lần
    lượt hướng đến môi trường ứng dụng phổ thông và cao cấp.
    Trong bài viết này,chúng em sẽ tìm hiểu “Tổng quan về công nghệ LCD :các
    thuộc tính và những bộ mạch cơ bản
    ” Trong quá trình học môn Cấu kiện điện tử
    và lựa chọn đề tài bài tập lớn ,bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,chúng em xin
    gửi lời cám ơn Thạc sĩ Đinh Thị Nhung,giảng viên khoa ĐTVT đã đọc và tư vấn để
    bài viết này được hoàn chỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...