Báo Cáo Tổng quan về Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp một số nước Châu Á trong thời gian gần

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bước sang thế kỷ 21, các quốc gia nỗ lực xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển nhằm phát huy mọi tiềm lực và lợi thế quốc gia, tạo cơ chế hỗ trợ hoạt động nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực và chủ động nắm bắt cơ hội trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế quốc tế. Các quốc gia khu vực Châu á, đặc biệt là quốc gia thuộc khối ASEAN vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đang tập trung tìm kiếm những hướng đi mới, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và vươn lên. Việc tìm hiểu những điều chỉnh về mặt chiến lược và chính sách phát triển của các nước châu á, đặc biệt là các nước ASEAN sẽ giúp chúng ta biết được xu thế vận động của môi trường quốc tế và khu vực trong tình hình phát triển mới để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và xây dựng chiến lược và chính sách phát triển phù hợp.


    1. Trung Quốc


    Kể từ cuối thập kỷ 70, những cải cách như giao quyền tự chủ cho hộ nông dân và tự do hoá thị trường một số mặt hàng nông sản đã giúp nông nghiệp Trung Quốc tăng trưởng khá ổn định. Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa và có dư để xuất khẩu. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp và nông thôn của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về lao động dư thừa, đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập nông thôn và thành thị ngày càng tăng, cơ cấu sản xuất cung lớn hơn cầu, chất lượng và sức cạnh tranh nông sản kém Những khó khăn trên sẽ càng trầm trọng đặc biệt là khi Trung Quốc đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đối phó với những thách thức của phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn phát triển mới, Chính phủ Trung Quốc đã có những điều chỉnh trong chiến lược phát triển, chuyển hướng từ tập trung tăng sản lượng sang nâng cao chất lượng hàng hoá, nâng cao thu nhập nông thôn và phát triển nông nghiệp một cách bền vững, cụ thể là:

    "Cải cách sâu hơn thể chế và kinh tế nông thôn, tăng đầu tư vào nông nghiệp, nâng cao lợi ích cho người nông dân và chính quyền địa phương, tăng tỷ lệ nguồn lực có thể tái tạo, có chính sách khuyến khích giá đầu vào và đầu ra nhằm đẩy nhanh quá trình đa dạng hoá sản xuất, mở rộng áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn, tối đa hoá liên kết trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh các chương trình giảm nghèo, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài trong phát triển nông nghiệp và nông thôn".

    Những chính sách phát triển nông nghiệp gần đây của Trung Quốc liên quan đến định hướng phát triển gồm:

    1.1. Chính sách điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp


    Chính sách điều chỉnh cơ cấu tập trung vào đẩy mạnh phát triển nông nghiệp dựa trên nhu cầu thị trường và nguồn lực tài nguyên của từng vùng. Điều chỉnh cơ cấu bao gồm 3 vấn đề chính: (i) phân bổ lại đầu tư theo vùng, (ii) cơ cấu lại sản xuất từng khu vực, và (iii) nâng cao chất lượng nông sản. Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu, Trung Quốc giảm sản xuất các loại cây trồng cung dư thừa như bông, mía và củ cải đường, thuốc lá, và một số cây lương thực có chất lượng thấp. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để tăng nhu cầu sử dụng các đầu vào của sản phẩm trồng trọt. Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Trung Quốc thực hiện chương trình "mức tăng trưởng 0%" (rezo growth) áp dụng cho ngành thuỷ sản. Trung Quốc cũng trú trọng phát triển chế biến nông sản, đặc biệt là trong khu vực nông thôn nhằm nâng cao năng xuất, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.

    1.2 Chính sách phát triển miền Tây

    Kể từ cải cách và mở cửa năm 1978, nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên ở một số vùng phía Tây nông nghiệp và nông thôn rất kém phát triển, trì trệ, trở thành vùng tập trung đói nghèo. Theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, so với mức bình quân cả nước, ở miền Tây tỷ lệ người mù chữ trên 15 tuổi cao hơn 4,7 %, số lượng học sinh tiểu học thấp hơn 3%, trung học thấp hơn 10% và trên trung học thấp hơn 15%

    Để giảm đói nghèo và nguy cơ tụt hậu của khu vực phía Tây, Chính phủ Trung Quốc đã thi hành một số chính sách sau:

    ã Chính sách tài chính: Tăng cường các quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các quỹ đầu tư phát triển miền Tây. Tăng khoản tiền hỗ trợ của trung ương cho các địa phương miền Tây. Thành lập các quỹ phát triển miền Tây thông qua hình thức công trái dài hạn.
    ã Chính sách tiền tệ: Mở rộng cho vay ngân hàng, tăng cường cho vay bằng hình thức tín dụng đối với các hạng mục đầu tư trong phát triển miền Tây.
    ã Chính sách đầu tư: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình khai thác tài nguyên và các hạng mục đầu tư phát triển kinh tế mang tính đặc trưng. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài vào các hạng mục đầu tư phát triển miền Tây.
    ã Chính sách thuế: giảm thuế lợi tức cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp 100% vốn trong nước trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế lợi tức đối với các xí nghiệp trong khu tự trị của dân tộc thiểu số trong một khoảng thời gian nhất định (được sự đồng ý của UBND huyện).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...