Tiểu Luận Tổng quan về chất lượng sản phẩm

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
    I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
    1. Khái niệm
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
    3. Chi phí chất lượng
    4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
    5. Đánh giá chất lượng
    II. TRÌNH ĐỘ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TOÀN PHẦN
    III. CHẤT LƯỢNG KINH TẾ CỦA SẢN PHẨM
    IV. CHẤT LƯỢNG TỐI ƯU CỦA SẢN PHẨM
    V. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG (TÍNH HỮU DỤNG) CỦA SẢN PHẨM
    1. Khái niệm
    2. Tính biên tế của giá trị sử dụng
    3. Hệ số hữu dụng tương đối của sản phẩm

    I.-CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
    1.1.-Khái niệm
    Khi nêu câu hỏi “ Bạn quan niệm thế nào là chất lượng sản phẩm “, người ta thường nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau tùy theo đối tượng được hỏi là ai. Các câu trả lời thường thấy như :
    - Đó là những gì họ được thỏa mãn tương đương với số tiền họ chi trả.
    - Đó là những gì họ muốn được thỏa mãn nhiều hơn so với số tiền họ chi trả.
    - Sản phẩm phải đạt hoặc vượt trình độ của khu vực, hay tương đương hoặc vượt trình độ thế giới.
    Đối với câu hỏi thế nào là một công việc có chất lượng, ta cũng nhận được những câu trả lời khác nhau như thế.
    Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp :
    (1)”Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” (European Organization for Quality Control)
    (2) “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby)
    (3)”Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn” (ISO 8402) ( thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng).
    Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
    Các nhu cầu thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường.
    Các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trường cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời. Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau :
    (1) Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
    (2) Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
    (3) Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng.
    Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau :”Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.
    Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện , mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là :
    (1)Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khả năng hoàn thiện
    (2)Price : giá thỏa mãn nhu cầu
    (3)Punctuallity : đúng thời điểm
    1.2.-Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng :
    Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia thành hai nhóm : các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong.
    1.2.1.-Nhóm các yếu tố bên ngoài :
    1.2.1.1. Nhu cầu của nền kinh tế:
    Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế . Tác độüng nầy thể hiện như sau
    a.- Đòi hỏi của thị trường :
    Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.
    b.- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...