Đồ Án Tổng quan về biohydrogen

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năng lượng rất quan trọng và cần thiết cho con người khắp nơi trên thế giới. Hiện nay con người hầu như đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo như dầu, than và khí tự nhiên. Đó là những nguồn năng lượng có nhiều bất lợi và một trong những điều quan trọng nhất là dẫn đến tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ra những thiên tai như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng .
    Dân số thế giới tăng với tốc độ 1,4% mỗi năm, với tỷ lệ này trong 50 năm tới dân số sẽ đạt khoảng 9 tỷ người. Những dự đoán thực tế còn nhận định dân số sẽ vượt con số 10 tỷ vào thời điểm đó. Vì vậy, ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng đó sẽ đi kèm với việc gia tăng nhu cầu về năng lượng. Điều này sẽ làm tăng phát thải khí CO2 toàn cầu.
    Lượng CO2 con người tạo ra phụ thuộc vào dân số và cách sử dụng năng lượng. Ngày nay, gần như tất cả những dạng năng lượng đến từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch đều làm tăng CO2 trong khí quyển. [19]
    Với tốc độ này, tỉ lệ CO2 trong khí quyển sẽ tăng lên ở mức 2 ppm mỗi năm. Ngày càng thấy rõ hơn những biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt. Các nguồn năng lượng tái tạo và ít thải CO2 đang được nghiên cứu. Một trong những nguồn năng lượng thay thế là hydrogen, có thể được sử dụng để tạo ra điện và nhiệt trong pin tế bào nhiên liệu có hiệu quả cao. Hiện nay, pin tế bào nhiên liệu đang tăng cường và có rất nhiều tiềm năng trong giao thông vận tải cũng như trong các thiết bị di động (máy tính xách tay, điện thoại ).[19]
    Hai vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết là sản xuất và lưu trữ hydrogen. Hydrogen đã có thể được sản xuất bằng nhiều cách mà hầu hết đều tác động xấu đến môi trường. Do đó việc sản xuất hydrogen bằng phương pháp sinh học thân thiện với môi trường là rất cần thiết.
    ----------------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    Danh mục Bảng
    Danh mục Hình
    Chương 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    1.2 Nội dung
    Chương 2: CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG
    2.1 Năng lượng hóa thạch
    2.1.1 Giới thiệu
    2.1.2 Tình hình sử dụng nhiên liệu hóa thạch
    2.1.3 Các vấn đề khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch
    2.2 Năng lượng tái sinh
    2.3 Tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học
    2.4 Tổng quan về nhiên liệu sinh học
    2.4.1 Giới thiệu
    2.4.2 Phân loại
    Chương 3: TỔNG QUAN BIOHYDROGEN
    3.1 Tổng quan Biohydrogen
    3.1.1 Hóa nhiệt nhiên liệu hydrocarbon
    3.1.2 Điện phân nước
    3.1.3 Phương pháp sinh học
    3.2 Nguồn nguyên liệu tạo biohydrogen
    3.3 Vi sinh vật có khả năng tạo biohydrogen
    3.4 Những nghiên cứu sản xuất Biohydrogen từ vi sinh vật
    3.4.1 Sản xuất Biohydrogen từ Clostridium acetobutyricum
    3.4.1.1 Tổng quan về Clostridium acetobutyricum
    3.4.1.2 Vị trí của Clostridium acetobutyricum
    3.4.1.3 Đặc điểm hình thái
    3.4.1.4 Đặc điểm sinh lý
    3.4.2 Phương pháp sản xuất Biohydrogen
    3.4.2.1 Phương pháp lên men liên tục
    3.4.2.2 Phương pháp cố định tế bào vi khuẩn
    3.4.2.3 Ưu nhược điểm của vi sinh vật cố định so với vi sinh vật tự do
    3.4.2.4 Chất mang trong kỹ thuật cố định tế bào vi sinh vật
    3.4.3 Sản xuất Biohydrogen từ những vi sinh vật khác
    3.4.3.1 Sản xuất Biohydrogen từ Rhodobacter
    3.4.3.2 Sản xuất Biohydrogen từ E.coli biến đổi gen
    3.4.3.3 Sản xuất Biohydrogen từ tảo xanh
    Chương 4: ỨNG DỤNG CỦA BIOHYDROGEN
    4.1 Pin nhiên liệu
    4.2 Các loại pin nhiên liệu
    4. 3 Những nghiên cứu và ứng dụng của biohydrogen tại Việt Nam
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
    Tài Liệu Tham Khảo

    ---------------------------------------------------------------------
    GVHD: KS. Huỳnh Nguyễn Anh Khoa – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...