Báo Cáo Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và một số phát hiện b

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lê Văn Sự
    Phó Ban Nghiên cứu Cải cách và Phát triển Doanh nghiệp
    Viện Nghiên cứu QLKTTW

    I- tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các tỉnh, thành phố nghiên cứu
    1. Tình hình phát triển DNN&V của Việt Nam
    Gần hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) ở Việt Nam có bước phát triển mạnh, số lượng tăng lên rất nhanh. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp quan trọng trong việc giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
    Theo số liệu tổng cục thống kê, đến thời điểm 31/12/2004 số các doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các ngành kinh tế (không bao gồm hợp tác xã nông, lâm, ngư và hộ kinh doanh cá thể) là 91.755 doanh nghiệp trong đó có 88.223 doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo tiêu chí lao động-96.1%) hoặc 79.420 doanh nghiệp (theo tiêu chí vốn- 86.6%).
    Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trên 20% (năm 2004 tăng 28,44% so với năm 2003). Mật độ doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể từ lên 1178 dân/1doanh nghiệp (2003) tăng lên 930 dân/1 doanh nghiệp (2004).
    Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước - khoảng 24%-25,5% GDP (2004). Ngoài ra khu vực doanh nghiệp này hàng năm thu hút hàng chục vạn lao động, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.
    2. Tình hình phát triển DNNVV của các tỉnh thành nghiên cứu
    2.1. Sự phát triển của DNNVV
    Cùng với sự phát triển của DNNVV cả nước, nhìn chung, trong giai đoạn 2001-2005, DNNVV của cả 10 tỉnh, thành được nghiên cứu: Hà nội, Hải phòng, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, TP. HCM, Lâm Đồng, Long An đều phát triển nhanh, có những đóng góp đáng kể đối với phát triển của từng địa phương. Cụ thể:
    Biểu 1: Số lượng và tỷ trọng của DNNVV đang hoạt động
    (theo tiêu chí lao động)
    2002 2003 2004
    Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
    Tổng 59,831 100,00% 68.687 100,00% 88.223 100,00%
    Hà Nội 9.023 15.08% 11.334 16,50% 14.548 16,49%
    Hải Phòng 1.458 2.44% 1.755 2,56% 2.474 2,80%
    Hà Tây 849 1.42% 969 1,41% 1.206 1,37%
    Phú Thọ 525 0.88% 589 0,86% 944 1,07%
    Nghệ An 930 1.55% 1.139 1,66% 1.376 1,56%
    Quảng Nam 498 0.83% 529 0,77% 607 0,69%
    Khánh Hòa 1.018 1.70% 1.156 1,68% 1.441 1,63%
    Lâm Đồng 1.493 2.50% 758 1,10% 940 1,07%
    Tp Hồ Chí Minh 13.062 21.83% 16.644 24,23% 22.908 25,97%
    Long An 870 1.45% 904 1,32% 1,092 1,24%
    Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006
     Số lượng các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng tập trung chủ yếu ở các đô thị, các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế. Hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số lượng DNNVV đã chiếm đến 42,46% tổng số DNNVV của cả nước. Các tỉnh thành còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể, đặc biệt là những tỉnh ở những địa phương có nhiều khó khăn như Quảng Nam, Lâm Đồng hay Phú Thọ. Các địa phương còn lại do những thuận lợi như là trung tâm của cả nước, vùng, gần trung tâm phát triển Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nên tỷ trọng DNNVV cao hơn một chút so với các tỉnh khó khăn kể trên.
     Sự phát triển của khu vực DNNVV diễn ra không đồng đều giữa các địa phương. Một số địa phương có tốc độ phát triển cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Năm 2004, tốc độ tăng DNNVV của Phú Thọ là 60,27%; của Hải Phòng là 40,97%; của Tp Hồ Chí Minh là 37,64% cao hơn mức bình quân của cả nước là 28,44%. Tuy nhiên có một số địa phương lại có tốc độ phát triển thấp hơn như Hà Nội: 28,36%; Hà Tây: 24,46%; và một số địa phương đặc biệt thấp như Quảng Nam chỉ tăng 14,74%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...