Tiểu Luận Tổng quan thị trường đô la châu âu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐÔ LA CHÂU ÂU

    Lớp cao học trường kinh tế TPHCM

    1.1. Thị trường đô la châu Âu
    1.1.1 Khái niệm
    Đô la Châu Âu là khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm ngoài nước Mỹ.
    Ngân hàng châu Âu (Eurobanks): là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền của một quốc gia bất kỳ nhưng không chịu sự chi phối của các quy định của ngân hàng trung ương phát hành ra đồng tiền này.
    Thị trường đô la châu Âu: đô la châu Âu tồn tại ngoài nước Mỹ, tồn tại dưới hình thức là đồng tiền ghi sổ. Số tài khoản này được mua bán, chuyển nhượng trên toàn thế giới và hình thành thị trường đô la châu Âu.
    1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường đô la Châu Âu
    1.1.2.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi:
    Các ngân hàng châu Âu (Eurobanks) sẽ nhận tiền gửi có kỳ hạn bằng nhiều đồng tiền khác nhau và phát hành chứng chỉ tiền gửi khả nhượng.
    Lãi suất tiền gửi Euro được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vài năm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1,2,3,6,9,và 12 tháng.
    1.1.2.2. Nghiệp vụ tạo tiền
    Thị trường đô la Châu Âu có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.
    1.1.2.3. Nghiệp vụ tín dụng
    Các ngân hàng châu Âu cấp cho các công ty đa quốc gia, ngân hàng, chính phủ, tổ chức quốc tế những khoản vay ngắn hạn được định danh bằng đồng tiền khác với đồng bản tệ của quốc gia mà các ngân hàng châu Âu trú đóng. Do các khoản vay này thường lớn đối với một ngân hàng, nên các ngân hàng châu Âu thường liên kết nhau thành một tổ chức đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro.
    Người đi vay sẽ chịu mức lãi suất : Lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London(LIBOR) + phần chênh lệch phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm người vay + chi phí giao dịch.
    Ngoài ra, phổ biến hơn có lãi suất thả nổi với khoản tiền gửi hay cho vay từ 6 tháng trở lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng/ lần.
    1.2. Sự ra đời và phát triển của thị trường đô la châu Âu
    Thị trường đô la châu Âu bắt đầu vào năm 1957 sau khi Liên Xô ngày càng lo ngại rằng chính phủ Mỹ sẽ đóng băng tiền gửi USD trong các ngân hàng Mỹ. Vì lý do này, họ bắt đầu chuyển đô la vào các ngân hàng có sự hỗ trợ của London. Do đó, các ngân hàng này đang nắm giữ đô la bên ngoài nước Mỹ và không phải chịu sự kiểm soát của Cục dự trữ liên bang Mỹ.
    Đô la châu Âu trở nên đáng kể trong những năm 1960 khi các công ty đa quốc gia Mỹ bắt đầu đầu tư nhiều hơn và nhiều hơn nữa bên ngoài nước Mỹ. Những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty này chủ yếu ở châu Âu và Đông Nam Á. Vì các công ty đa quốc gia bắt đầu đầu tư mạnh bên ngoài nước Mỹ, họ giữ nhiều khoản tiền gửi của họ bằng đô la. Dòng vốn này di chuyển từ Mỹ đến châu Âu đã dẫn đến việc nhiều ngân hàng Mỹ gia nhập thị trường đô la châu Âu. Đến năm 1961, các ngân hàng Mỹ đã chiếm lĩnh 50% thị phần. Năm 1967, thị trường đô la Châu âu phát triển mạnh. Các số liệu dưới đây cho thấy thị trường đô la châu Âu đã phát triển một cách ấn tượng như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...