Luận Văn Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . 1
    1. Đối tượng tìm hiểu đề tài . . 2
    2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài . . 2
    3. Phạm vi tìm hiểu đề tài . . 2
    4. Phương pháp tìm hiểu đề tài . 2
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
    TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT . 3
    1.1. Quản lý môi trường . . 3
    1.1.1. Khái niệm môi trường . . 3
    1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường . 3
    1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường . . 4
    1.2. Tổng quan các công cụ quản lý môi trường . 5
    1.2.1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường . . 5
    1.2.2. Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường . . 6
    1.2.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường . . 9
    1.3. Phí BVMT . . 11
    1.3.1. Khái niệm phí BVMT . . 11
    1.3.2. Căn cứ thực hiện phí BVMT . 11
    1.3.3. Tổng quan thực hiện phí bảo vệ môi trường ở một số quốc gia . . 16
    1.3.4. Các phương pháp tiếp cận tính phí nước thải . . 24
    1.3.5. Căn cứ tính phí BVMT đối với nước thải . . 28
    1.3.5.1. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải . . 28




    CHƯƠNG II: MÔ HÌNH TÍNH PHÍ BVMT Ở VIỆT NAM . 31
    2.1. Tính tất yếu của việc tính phí nước thải ở Việt Nam . 31
    2.2. Phí BVMT đối với nước thải . 33
    2.2.1. Phí BVMT đôi với nước thải công nghiệp . 33
    2.2.2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: . . 38
    2.3. Phí BVMT đối với chất thải rắn (rác thải) . . 41
    2.3.1. Đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn . 41
    2.3.2. Đối tượng nộp phí BVMT đối với chất thải rắn: . 41
    2.3.3. Mức phí BVMT đối với chất thải rắn: . . 42
    2.4. Phí BVMT đối với khoáng sản . 43
    2.4.1. Thuế tài nguyên . . 43
    2.3.2. Phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản . 45
    2.4.3. Phân biệt nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên với nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi
    trường của chủ thể khai thác khoáng sản . . 48
    2.4.4. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với
    khoáng sản. . 51
    2.4.5. Điều khoản thi hành . . 55
    2.5. Phí BVMT đối với khí thải . 56
    CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TRIỂN KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI
    TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 58
    3.1. Đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh . 58
    3.1.1. Sơ lược đôi nét về thành phố Hồ Chí Minh . . 58
    3.1.2. Đặc điểm môi trường tại TP HCM: . . 59
    3.2. Mô hình quản lý phí bảo vệ môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh . . 60
    3.3. Phí nước thải áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh . 61




    3.3.1. Đối tượng áp dụng . . 61
    3.3.2. Mức thu phí, xác định số phí phải nộp,thời điểm thu phí . . 63
    3.3.3. Kê khai, thẩm định và nộp phí . . 67
    3.3.4. Quản lý sử dụng tiền phí thu được . . 69
    3.3.5. Tổ chức thực hiện . . 71
    3.3.6. Xử lý vi phạm . . 73
    3.4. Phí BVMT đối với chất thải rắn áp dụng tại TP-HCM . . 84
    3.4.1. Khái niệm về Quản lý chất thải rắn, phí và phí vệ sinh . . 84
    3.4.2. Phí BVMT đối với chất thải rắn tại TP.HCM . . 84
    3.5. Kết luận: . . 89
    3.6. Kiến nghị: . . 90

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phát triển như vũ bão, đòi hỏi sự nỗ lực vươn
    lên không ngừng của các nước kém phát triển để bắt kịp nhịp độ phát triển chung
    của thế giới. Trên thực tế đã cho thấy rằng cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế là
    vấn đề môi trường đã đến mức báo động, đặc biệt là ở các nước nghèo. Tại các nước
    này để phát triển kinh tế họ đã và đang xâm phạm sâu sắc đến môi trường tự nhiên
    bắt nguồn từ các hoạt động khai thác tài nguyên quá mức, đồng thời xả thải vào môi
    trường một lượng lớn chất thải ít hoặc không hề được qua một khâu xử lý nào. Đứng
    trước tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải có những công cụ và biện pháp hữu hiệu để
    làm giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và môi trường sống của
    con người. Trong thực tiễn cho thấy rằng các công cụ kinh tế là một trong các công
    cụ hữu hiệu nhất đã được các nước phát triển áp dụng và thu được hiệu quả cao
    trong quản lý môi trường. Ở Việt Nam hiện nay có thể nói rằng vấn đề môi trường
    đã là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    đất nước. Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi
    chúng ta phải có những nỗi lực phát triển, để nhanh chóng thoát ra khỏi đói nghèo,
    đưa nền kinh tế bắt kịp mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tuy nhiên cùng với
    những nỗi lực phát triển ấy là vấn đề môi trường đang bị đe doạ nghiêm trọng, lợi
    ích kinh tế đã làm mờ đi ý thức BVMT đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị
    trường hiện nay. Đã gây lên những mâu thuẫn gay gắt trên con đường phát triển của
    đất nước, giữa BVMT và phát triển kinh tế. Trong đó hàng loạt các vấn đề môi
    trường đặt ra như: sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, tình trạng xả thải trực tiếp không
    qua xử lý, sự suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất,
    môi trường không khí .đã có những ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh
    hoạt của đời sống kinh tế xã hội. Đứng trước những thách thức đó đòi hỏi phải có
    những biện pháp quản lý thích hợp để dung hoà giữa phát triển kinh tế và BVMT.
    Trong đó công cụ kinh tế đã bắt đầu được quan tâm áp dụng trong quản lý môi
    trường bước đầu áp dụng đã mang lại những kết quả nhất định. Trong các biện pháp

    kinh tế đang được áp dụng ở Việt Nam nó chung và ở TP.HCM nói riêng thì phí
    BVMT đã được triển khai áp dụng và bước đầu đã thu được những kết quả. Tuy
    nhiên nhiều cơ sở sản xuất chưa hiểu và biết nhiều về phí BVMT, chính vì thế em
    chọn đề tài là: "Tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ
    Chí Minh”.
    1. Đối tượng tìm hiểu đề tài
    Đề tài tập trung đi sâu vào tìm hiểu đối tượng là phí BVMT là một công cụ kinh tế
    để kiểm soát ô nhiễm và tổng quan về phí bảo vệ môi trường áp dụng tại TP.HCM.
    2. Mục tiêu tìm hiểu đề tài
    Tìm hiểu về đối tượng áp dụng, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, thời điểm
    thu phí, kê khai, thẩm định và nộp phí, quản lý, sử dụng tiền phí thu được, tổ chức
    thực hiện và xử lý vi phạm về phí BVMT tại TP.HCM.
    3. Phạm vi tìm hiểu đề tài
    Do khả năng có hạn và thời gian không cho phép nên trong đề tài này em chỉ tập
    trung nêu một cách tổng quan về phí BVMT áp dụng tại TP.HCM.
    4. Phương pháp tìm hiểu đề tài
    Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp tìm hiểu chủ
    yếu sau:
    - Tìm hiểu một số tài liệu thu thập có liên quan đến luật môi trường, luật thuế
    BVMT, các tài liệu về kinh tế môi trường và các nghi định của chính phủ về phí
    BVMT
    - Tham khảo ý kiến của một số cán bộ đang làm công tác thu phí môi trường.
    2




    Tổng quan phí bảo vệ môi trường áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MÔI
    TRƯỜNG VÀ PHÍ BVMT
    1.1. Quản lý môi trường
    1.1.1. Khái niệm môi trường
    Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều nghĩa khác nhau
    đặc biệt sau Hội nghị Stockhlm về môi trường năm 1972. Để thống nhất về mặt
    nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong “Luật BVMT” được Quốc hội thông
    qua ngày 27/12/1993 và ban hành ngày 10/1/1994 định nghĩa khái niệm môi trường
    như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiênvà yếu tố vật chất nhân tạo, quan
    hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự
    tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” theo Điều 1 của Luật BVMT Việt
    Nam. Mở rộng ra thì môi trường là một thể thống nhất bao gồm nhiều đối tượng tự
    nhiên như: đất đai, địa hình, khí hậu, nước, động thực vật, các hệ sinh thái, con
    người, các công trình do con người tạo ra có quan hệ mật thiết với nhau trong hệ
    sinh thái - kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào của một yếu tố trong môi trường đều
    ảnh hưởng đến các yếu tố khác và tác động đến môi trường, đến cân bằng sinh thái.
    Các thành phần của môi trường:
    Thành phần của môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các
    yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt được thành phần của môi trường.
    Theo Điều 2 Luật BVMT “thành phần môi trường bao gồm các yếu tố sau: đất, âm
    thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các
    khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
    thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”.
    1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
    Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
    quản lý môi trường lên các cá nhân và cộng đồng người tiến hành các hoạt động
    3





    phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng tốt
    nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra,
    sao cho phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành.
    Đối với doanh nghiệp hệ thống quản lý môi trường (EMS) là tập hợp các hoạt động
    quản lý có kế hoạch và định hướng về các thủ tục thực hiện, lập tài liệu, báo cáo, nó
    được triển khai nhờ một cơ cấu tổ chức riêng có chức năng, trách nhiệm, nguồn lực
    cụ thể để ngăn ngừa các tác động xấu về môi trường cũng như thúc đẩy các hoạt
    động duy trì và nâng cao các kết quả hoạt động môi trường.
    1.1.3. Mục tiêu quản lý môi trường
    Mục tiêu chung và lâu dài nhất của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự
    phát triển bền vững. Ủy ban quốc tế về BVMT và phát triển đã định nghĩa: Phát
    triển bền vững là cách phát triển “thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại mà không ảnh
    hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu thế hệ tương lai” và là tất yếu lịch sử của mỗi
    quốc gia. Khái niệm về phát triển bền vững tuy vẫn còn mới mẻ và còn nhiều tranh
    cãi, các biện pháp thực hiện còn đang được hình thành và chưa có một nước nào
    đang thực sự theo đuổi một chính sách phát triển bền vững.
    Con đường đi đến phát triển bền vững không giống nhau đối với một nước đã công
    nghiệp hóa, một nước đang công nghiệp hóa nhanh hay một nước đang phát triển
    như nước ta. Một bước đi thích hợp với tất cả các nước, một số bước đi khác lại
    thích hợp hơn đối với những nước đang ở giai đoạn phát triển cụ thể của mình.
    Phát triển bền vững có thể được xem là tiến trình đòi hỏi sự tiến triển đồng thời của
    cả bốn lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và kỹ thuật với những mục tiêu cụ thể
    của từng lĩnh vực. Giữa bốn lĩnh vực này có mối quan hệ tương tác rất chặt chẽ và
    hành động trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy lĩnh vực khác.
    Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu quản lý môi trường là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...