Tài liệu Tổng quan pháp luật kinh doanh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Trong các công ty cổ phần luôn tồn tại nguy cơ xung đột về lợi ích giữa một bên là cổ đông với tư cách người sở hữu vốn với một bên là những người quản lý điều hành công ty với tư cách người trực tiếp quản lý sử dụng vốn. Những người quản lý thường không phải là cổ đông nắm giữ phần vốn góp đáng kể nhưng lại là người điều hành mọi hoạt động của công ty và vì vậy có thể họ sẽ ưu tiên các quyền lợi cá nhân, quyền lợi nhóm hơn là quyền lợi của các cổ đông. Do đó, luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia cũng như những quy định của các thị trường niêm yết thường yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có sự tham gia của các thành viên HĐQT độc lập (Independent directors – ID). Các thành viên này có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý công ty, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, nhất là những cổ đông nhỏ.



    Chương 1. Cơ sở lý luận liên quan tới thành viên Hội đồng quản trị độc lập trong công ty Cổ phẩn


    1.1. Khái niệm.


    Thành viên HĐQT độc lập có khi được gọi đầy đủ là thành viên HĐQT độc lập không điều hành là thành viên HĐQT không có quan hệ vật chất với công ty, hay các công ty con, công ty liên kết của công ty - dù là trực tiếp hay gián tiếp (với tư cách đối tác, cổ đông, hoặc nhân viên của các tổ chức có quan hệ kinh doanh với công ty).


    Từ định nghĩa trên có thể diễn giải thành các đặc trưng pháp lý sau (tùy theo quốc gia
    và tùy theo công ty):


    - Không phải là người lao động của công ty hay các công ty con, công ty liên kết
    trong vòng ba năm gần nhất.


    - Không có người trong gia đình là thành viên HĐQT, tổng giám đốc, người quản lý
    khác, hay cổ đông lớn của công ty, công ty con, công ty liên kết trong ba năm gần nhất.


    - Không sở hữu cổ phần ở công ty hay công ty con, công ty liên kết với công ty.


    - Không nhận bất kỳ khoản thù lao nào khác từ công ty, ngoại trừ khoản thù lao được
    trả cho vai trò thành viên HĐQT.


    - Không tham gia vào các chương trình quyền chọn cổ phần (share option scheme) hoặc bất kỳ chương trình nào khác của công ty liên quan đến việc trả thu nhập theo hiệu quả làm việc.


    - Không là thành viên của kế hoạch hưu trí (pension scheme) của công ty.


    - Không có quan hệ lãnh đạo chéo hoặc có mối liên hệ đáng kể nào với các thành
    viên HĐQT khác thông qua việc cùng tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp khác.


    - Không là đại diện ủy quyền của một cổ đông lớn nào cả.


    Ngoài ra, ở một số công ty, còn có thêm các điều kiện khác như:


    - Thời gian tham gia vào HĐQT của công ty không quá 10 năm.


    - Chưa từng làm việc tại công ty hoặc tham gia thành viên ban kiểm soát của công ty.

    1.2. Cơ sở pháp lý và vai trò thành viên hội đồng quản trị độc lập.


    ã Thứ nhất, cần tính khách quan


    Một hội đồng quản trị, nếu chỉ bao gồm những người bên trong, có quan hệ lợi ích bên trong công ty, rất khó có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến khách quan để dẫn đến các quyết định có lợi cho đa số cổ đông, nhưng bất lợi, hoặc ít có lợi, cho bản thân mình.


    Thành viên HĐQT độc lập là người không có quan hệ lợi ích với công ty, không bị “lấn cấn” bởi những suy nghĩ liên quan đến lợi ích riêng tư, nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan, nhằm vào lợi ích tổng thể của công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng tư của cá nhân hoặc một nhóm người. Nhờ tiếng nói khách quan này, HĐQT công ty tránh được những quyết định mang tính “có ý đồ”, có thể gây xung đột lợi ích trong cổ đông, và đôi khi, trong chính nội bộ HĐQT.


    Có những công ty, tiếng nói của thành viên HĐQT độc lập mang tính quyết định vì trong nội bộ HĐQT đang có hai nhóm lợi ích xung đột lẫn nhau và đang trong trạng thái “cân bằng lực lượng”. Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, để phát triển bền vững, một công ty không chỉ quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông (shareholders) mà còn quan tâm đến các chủ thể liên quan (stakeholders) khác như chủ nợ, người cung cấp, khách hàng, người lao động .


    Không có sự khách quan của các thành viên độc lập, có thể HĐQT sẽ chỉ đưa ra các quyết định đem lại lợi ích trước mắt cho cổ đông mà không quan tâm đến các chủ thế khác, dẫn đến việc công ty mất uy tín, khách hàng mất lòng tin, người lao động bỏ việc . gây thiệt hại lâu dài cho công ty.


    ã Thứ hai, cần có cái nhìn rộng hơn từ bên ngoài


    Có thể xuất phát từ khát vọng kinh doanh, tham vọng làm giàu, từ cảm giác “say sưa
    trong chiến thắng” . các thành viên HĐQT bên trong công ty - thường là các cổ đông lớn
    - có thể không có được cái nhìn toàn diện về bức tranh thị trường và tình hình kinh doanh của công ty.


    Các quyết định mang tính chiến lược có thể được đưa ra từ sự lạc quan (hoặc bi quan) quá mức, dẫn đến vội vàng, liều lĩnh, không tính hết các yếu tố rủi ro, và dễ dẫn đến thất bại. Khi đó, với góc nhìn của người ngoài, thành viên HĐQT độc lập có thể có nhiều thông tin hơn về thị trường, môi trường kinh doanh để đưa ra những phân tích,

    nhận định sáng suốt hơn, giúp cho HĐQT “tỉnh táo” lại để đưa ra các quyết định đúng đắn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...