Báo Cáo Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng quan ngành dệt may VN


    Thông tin chi tiết I_Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
    Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đó cú những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đó gúp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007. Hơn nữa, trong năm 2007, dệt may đó vượt qua dầu thụ và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
    Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ngày càng phỏt triển. Trong đó, thị trường Mỹ đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 4,5 tỷ USD (chiếm khoảng 57,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2007); tiếp theo là EU với 1,5 tỷ USD (chiếm khoảng 19,2%) và Nhật Bản. Ngoài ra cũn cỏc thị trường khác như: Đài Loan, Canada, Hàn Quốc v.v. Đặc biệt sau khi Mỹ đó xúa bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc của Việt Nam vào đầu năm 2007 thỡ hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đó tăng mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006, lớn hơn nhiều so với hàng Trung Quốc (chỉ tăng 23% so với năm 2006 khi xuất sang thị trường Mỹ).



    II_Phân tích môi trường bên ngoài ngành
    1_Yếu tố kinh tế
    +Chính sách tiền lương: Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động. Tuy ngành may cần và đó thu hút được nhiều lao động, nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao.Nguyên nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may. Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây, nhiều doanh nghiệp may đó cú những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.
    +Thu nhập: Trong 2 quý cuối năm 2009, GDP của thủ đô lần lượt tăng 8,3% và 9%. Mức tăng ngoạn mục trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế góp phần đưa tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội ước tăng 6,7% so với năm 2008 và cao hơn mức 6% dự kiến. Tương ứng, thu nhập bỡnh quõn của người dân thủ đô đạt 32 triệu đồng (kế hoạch 30 triệu đồng).
    Trong năm 2010, Hà Nội kỳ vọng mức tăng GDP đạt 9-10% hoặc cao hơn, đưa thu nhập bỡnh quõn đầu người vượt 36 triệu đồng. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%.
    + Lạm phát : Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất trong vũng 12 thỏng qua. Từ mức tăng cao, tới 1,96% của tháng 2/2010 xuống 0,75% trong tháng 3, đến tháng 4, CPI tháng 4/2010 chỉ tăng 0,14% so với tháng trước.Trong hội nhập, nền kinh tế nước ta có độ mở cao do xuất khẩu chiếm tới 60-70% GDP. Tuy nhiên, càng xuất khẩu nhiều, chúng ta càng phải nhập khẩu lắm. Nhập khẩu đầu tư máy móc trang thiết bị. Nhập khẩu nguyên vật liệu cho gia công, sản xuất. Chính vỡ nguồn nguyờn vật liệu đầu vào cho sản xuất phải nhập khẩu nhiều nên khi giá cả thế giới tăng, sẽ tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng sản xuất trong nước. Để xuất khẩu được 1 tỷ USD hàng dệt may, chúng ta phải nhập khẩu tới hơn 700 triệu USD nguyên phụ liệu. Với sự phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nhập siêu càng lớn, nguy cơ nhập khẩu lạm phát càng cao. 4 tháng đầu năm nay, nhập siêu đó ở mức 4,6 tỷ USD, tương đương 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là nhập siêu không vượt quá 20% kim ngạch xuất khẩu.
    +Tỷ giá hối đoái : Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Sự suy thoỏi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho cỏc nhà nhập khẩu Mỹ tỡm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu -nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc giảm sút.Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp .
    +Lói suất : Việc đột ngột tăng lói suất vay của cỏc ngõn hàng vào đầu tháng 4-2010 vừa qua, mặc dù đó cú sự chỉ đạo của Chính phủ đối với Ngân hàng Nhà nước về điều chỉnh lói suất vào ngày 6-4-2010 xuống dưới 15%/năm, nhưng vẫn cũn rất cao đối với DN. Thêm vào đó, việc tăng giá điện và giá một số vật tư chính yếu khác đó gõy ra một “cỳ sốc” khỏ nặng cho cỏc DN. Nhiều dự định đầu tư mở rộng sản xuất đó phải dừng lại, bởi chỉ riờng việc tớnh toỏn sao cho cú lói và duy trỡ sản xuất với mức lói suất này cũng là bài toán khó của nhiều DN. Một thực tế hiện nay là tất cả các DN đều hoạt động bằng vốn vay của ngân hàng , do vậy chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về lói vay và huy động vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với DN.Đối với các DN dệt-may, trung bỡnh mỗi năm chỉ quay được từ 2,5 đến 3 vũng vốn và được coi là tương đối có hiệu quả, thỡ mỗi sản phẩm phải “gỏnh” từ 4,5% đến 5,6% lói vay ngõn hàng, đây là khoản chi phí cao nhất, sau chi phí tiền lương công nhân. Trong khi đó lói gộp (chưa trừ lương, các chi phí quản lý sản xuất khỏc và lói của DN) chỉ dao động ở mức từ 25% đến 30%, rất khó để các DN có lói.
    2_Yếu tố chớnh trị - phỏp luật
    Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xó hội; nõng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.Do đó, ngành may Việt Nam trong thời gian tới sẽ được ưu tiên phát triển.Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007, hàng may mặc của Việt Nam đó bị Mỹ thực hiện điều tra về bỏn phỏ giỏ vào thị trường này. Mặc dù Mỹ đó kết luận là Việt Nam khụng thực hiện bỏn phỏ giỏ vào Mỹ, nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới.
    Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xó hội, cú sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008.
     
Đang tải...