Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về trường phổ thông hiệu quả

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Thị Anh Hoa
    Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu quản lý giáo dục
    Thư ký đề tài: CN. Nguyễn Thị Hòa; Thành viên: CN. Lương Thị Thanh Phương
    Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2009 đến 6/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về trường phổ thông hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng trường phổ thông có hiệu quả.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận (khái niệm, cách tiếp cận, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của trường phổ thông, các tiêu chí đặc trưng của trường phổ thông (PT) hiệu quả và quy trình đánh giá trường phổ thông hiệu quả )

    - Tổng quan về trường phổ thông hiệu quả

    - Bài học kinh nghiệm

    Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương chuyên gia; nghiên cứu điển hình.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lý luận

    Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề về trường phổ thông hiệu quả từ các công trình của các tác giả Mỹ, Anh và Việt Nam.

    Xác định một số khái niệm liên quan: hiệu quả, chất lượng và chất lượng giáo dục; nhà trường và mô hình trường; đánh giá và đánh giá hiệu quả; mô hình trường phổ thông hiệu quả. Trong đó Mô hình trường phổ thông là mô hình lý thuyết thuộc loại mô hình giáo dục, bao gồm các thành tố chủ yếu sau: + Sứ mạng, nhiệm vụ của nhà trường; + Mục tiêu; + Phương pháp giáo dục; Cơ chế hoạt động. Ngoài ra cần xem xét tới các đối tượng tham gia hoạt động và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động được tiến hành. Mô hình trường phổ thông có hiệu quả là trường mà mức độ đạt mục tiêu mà trường đề ra trong mối tương quan so sánh với chuẩn quốc gia, đồng thời so sánh với các trường khác có sự ngang bằng về số lượng và chất lượng HS nhập học.

    Đưa ra các cách tiếp cận trong tổ chức nhà trường hiệu quả: a/ Cách tiếp cận tổ chức; b/ Cách tiếp cận kinh tế/thị trường; 3/ Cách tiếp cận nguồn nhân lực; d/ Cách tiếp cận văn hóa.

    Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nhà trường theo các nhà nghiên cứu: i) Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế ii) Hệ thống chính sách, nội dung chương trình, nguồn lực, quản lý; iii) Văn hóa nhà trường: lãnh đạo, phương tiện, chất lượng đội ngũ GV; iv) Quá trình dạy và học trên lớp: thời gian học, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá v) Điều kiện bản thân HS: sức khỏe, hứng thú học tập vi) Gia đình và cộng đồng: hỗ trợ của cha mẹ, cộng đồng.

    Xác định các tiêu chí đánh giá/đặc trưng trường phổ thông có hiệu quả: + Chỉ số bối cảnh và chỉ số đầu vào có tác động trực tiếp đến cấp trường ; + Các quá trình được xác định ở cấp trường và lớp học; + Chỉ số đầu ra có thể tồn tại dưới hình thức giá trị gia tăng của hiệu quả hoạt động trường học. Trong đó Chỉ số bối cảnh trường học là các điều kiện về môi trường học tập giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của trường. Chỉ số đầu vào của trường: đề cập đến mục tiêu, kế hoạch của nhà trường, các nguồn lựu tài chính, con người, vật chất của nhà trường. Chỉ số đầu ra của trường học là các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của trường học được đo vào cuối mỗi giai đoạn học tập.

    Xác định 2 quy trình đánh giá trường phổ thông hiệu quả: a/ Qui trình đánh giá dựa trên bộ tiêu chí. Bộ tiêu chí đánh giá thường gồm các lĩnh vực như: Tổ chức và quản lý, Đội ngũ cán bộ, HS, giảng dạy và học tập; cơ sở vật chất, tài chính; các hoạt động giáo dục và các hoạt động hỗ trợ khác; b/ Quy trình đánh giá dựa vào kết quả bài test của HS theo các bước sau: Thiết kế bộ công cụ khảo sát; Chọn mẫu khảo sát; Khảo sát thử; Khảo sát chính thức; Xử lý, phân tích số liệu.

    2/ Về thực tiễn

    Tổng quan về mô hình trường phổ thông hiệu quả ở Mỹ, Anh, Nhật Bản theo các tiêu chí: Sứ mạng/nhiệm vụ của nhà trường; Mục tiêu; Nội dung và phương pháp giáo dục; Cơ chế hoạt động (Quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục; Các điều kiện đội ngũ CBQL, GV, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ, cộng đồng xã hội trong chăm sóc giáo dục HS).

    Rút ra bài học kinh nghiệm: i) Tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình trường phổ thông hiệu quả: Xây dựng mô hình trường phổ thông có hiệu quả nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực của nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục có chất lượng cao là một giải pháp mang tính chiến lược trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục. ii)Việc xây dựng mô hình trường phổ thông hiệu quả phải được xem xét trên các cách tiếp cận tổ chức, tiếp cận kinh tế/thị trường, tiếp cận nguồn nhân lực và tiếp cận văn hóa. iii) Nghiên cứu xây dựng mô hình trường phổ thông hiệu quả cần chú ý đến các nhân tố: + Bối cảnh: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế + Hệ thống: chính sách, nội dung chương trình, nguồn lực, quản lý + Văn hóa nhà trường: lãnh đạo, phương tiện, chất lượng đội ngũ GV; + Quá trình dạy và học trên lớp: thời gian học, phương pháp, phương tiện, kiểm tra đánh giá + Điều kiện của bản thân HS: sức khỏe, hứng thú học tập + Gia đình và cộng đồng: hỗ trợ của cha mẹ, cộng đồng iv) Hệ thống chỉ số đánh giá đặc trưng trường học hiệu quả bao gồm các chỉ số bối cảnh, đầu vào, đầu ra. Cần có nghiên cứu sâu để xây dựng các chỉ số đánh giá này, đặc biệt trọng số cho từng tiêu chí để đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả được chính xác, đồng thời cũng là cơ sở để nhà trường có các biện pháp, mục tiêu ưu tiên trong quá trình xây dựng nhà trường hiệu quả. v) Việc xây dựng mô hình nhà trường phổ thông hiệu quả phải nhận được sự đồng thuận của GV, HS, cộng đồng để cùng chung sức, đồng lòng xây dựng nhà trường hiệu quả.

     Đề xuất mô hình trường phổ thông có hiệu quả ở Việt Nam: a/ Sứ mạng/nhiệm vụ của nhà trường: cung cấp môi trường giáo dục an toàn để phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần cho HS; quan tâm đến từng cá nhân HS, qua đó mỗi năng khiếu và khả năng của HS được phát triển tối đa. b/ Mục tiêu: HS được giáo dục trở thành người học thành công, cá nhân tự tin và công dân có trách nhiệm. HS được tôn trọng và khuyến khích để đạt được tốt nhất khả năng của mình. Tạo điều kiện cho HS được học tập sáng tạo, tìm tòi và ham hiểu biết, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. c/ Nội dung và Phương pháp giáo dục: + Nội dung chương trình giàu tính học thuật, xem mục tiêu hàng đầu của nhà trường là tập trung vào sự phát triển của HS và cung cấp một chương trình giáo dục toàn diện về văn, trí, thể, mỹ, lao động, hướng nghiệp. + Nội dung chương trình phải được xây dựng đáp ứng nhu cầu HS. Đó là chương trình hướng tới mục tiêu phát triển nhận thức của HS ở những cấp độ khác nhau, nghĩa là chương trình phải được xây dựng trên cơ sở những gì HS mong muốn và có thể thực hiện được. Chương trình phải được xây dựng để HS và GV cùng tham gia trong các hoạt động thực tiễn và trí tuệ. Chương trình phải được thiết kế dựa vào nhà trường. + Tăng cường các hoạt động ngọai khóa để giúp HS bộc lộ năng lực, sở trường, tăng cường khả năng giáo dục toàn diện giúp cho HS rèn luyện thể chất, hoàn thiện nhân cách giúp các em hứng thú trong học tập và tăng cường hiệu quả học tập, đồng thời các hoạt động giáo dục phải được thiết kế phù hợp để làm cho ai cũng có thể đạt được khả năng của mình. + GV trong nhà trường phải chủ động, sáng tạo lựa chọn, phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS. + Trong quá trình giảng dạy GV đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để HS tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. + GV tôn trọng năng lực, cá tính của HS, tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực, tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau nhằm tạo cơ hội cho các em tin tưởng vào năng lực bản thân. d/ Cơ chế hoạt động: - Quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục: + Nhà trường có cơ cấu, tổ chức rõ ràng; + nhà trường có kế hoạch hoạt động, CBQL, GV ý thức được mục tiêu phương hướng do chính GV xây dựng v.v - Các điều kiện đội ngũ: Đội ngũ CBQL (hiệu trưởng, hiệu phó), GV phải đảm bảo về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và có ý thức xây dựng trường trở thành trường có chất lượng hiệu quả. + Phân công công việc phù hợp cho từng GV, cán bộ. + Hiệu trưởng yêu cầu cao với đội ngũ, đánh giá và công nhận những thành tựu đạt được của đội ngũ, + GV truyền đạt được những mong muốn của mình tới HS, xây dựng các buổi học có tổ chức và qui mô chặt chẽ và tập trung cao, sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau làm cho bài giảng phù hợp với nhu cầu của HS, tiên đoán trước và chấn chỉnh những sai lầm của HS. + Nhà trường có hiệu quả luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ GV; sử dụng hệ thống đánh giá GV để giúp họ nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV để đáp ứng nhu cầu dạy học; coi việc trao đổi về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là một hình thức của xây dựng môi trường hợp tác; tạo điều kiện cho GV thăng tiến; - Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: + Trường học phải đảm bảo về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học và các phòng học chức năng, lớp học sạch sẽ, thoáng mát; + Kiến trúc nhà trường nên được xây dựng mở, hòa nhập với môi trường thiên nhiên xung quanh tạo điều kiện cho HS được học tập thoải mái - Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng: + Nhà trường phải huy động được sự tham gia của cha mẹ HS và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục và xây dựng cơ sở vật chất và môi trường nhà trường trong sáng lành mạnh. - Học sinh: + Nhiệm vụ của HS Kính trọng thày cô giáo, nhân viên nhà trường; + Hoàn thành nhiệm vụ học tập rèn luyện theo yêu cầu của GV của nhà trường; + Có ý thức trách nhiệm trong việc học của bản thân, chủ động sáng tạo và tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức Quyền lợi của HS: Được tạo điều kiện phát triển năng khiếu về các môn học, thể dục, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện. + Được nhận học bổng và trợ cấp khác theo qui định với các HS được hưởng chính sách xã hội, những HS có khó khăn về đời sống và những HS có năng lực đặc biệt.

    3/ Một số khuyến nghị

    - Cần có một nghiên cứu sâu về mô hình, tiêu chí và quy trình đánh giá nhà trường PT hiệu quả và sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc xây dựng và đánh giá trường PT hiệu quả để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

    - Cần có chính sách đào tạo bồi dưỡng cho CBQL, GV về năng lực thực hiện đánh giá, đặc biệt về đánh giá hiệu quả của nhà trường để tạo điều kiện cho CBQL, GV chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

    TỪ KHÓA: 1/ Trường học hiệu quả; 2/ Trường phổ thông hiệu quả; 3/ Đánh giá giáo dục; 4/ Đánh giá trường học; 5/ Đánh giá hiệu quả; 6/ Mô hình trường; 7/ Mô hình trường phổ thông; 8/ Mô hình trường hiệu quả ở Mỹ; 9/ Mô hình trường hiệu quả ở Nhật Bản; 10/ Mô hình trường hiệu quả ở Anh.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...