Báo Cáo Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam​

    Information

    MỤC LỤC TRANG

    I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 01

    II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG

    1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường

    2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường

    3. Tổng quan sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

    4. Sinh học cây lúa

    5. Nội dung thực tập giáo trình tại trường 01


    III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 22

    IV. ĐỀ XUẤT 22

    MỤC LỤC 23


    BÁO CÁO THỰC TẬP

    GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG


    I. Mục đích, ý nghĩa.

    Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học ), khóa năm thứ IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên tiến, công nghệ thông tin, thú y ).

    Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo là nền tảng vững chắc cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối.

    Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương.

    Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên.

    Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả năng áp dụng thực tế từ lý thuyết.

    II. Nội dung thực tập giáo trình tại trường.

    1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường

    - Thời gian thực tập giáo trình tại trường: Thứ 2 tức 04/05/2009 – thứ 6 tức 08/05/2009.

    2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường

    - Địa điểm thực tập giáo trình tại trường:

     Bộ môn Công nghệ Sinh học ứng dụng – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

     Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ Vi sinh – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

     Ruộng thí nghiệm – Khoa Nông học.

    3. Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

    a. Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo

    - Vai trò của lúa gạo

     Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu á , khoảng 10 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu Mỹ.

     Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.

     Sản phẩm chính của cây lúa:

     Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.

     Sản phẩm phụ của cây lúa:

     Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.

     Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.

     Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.

     Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng ( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm .

     Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.

    - Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
     
Đang tải...