Tài liệu Tổng lược về Khổng Minh - Kẻ tiểu nhân cần thiết?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng lược về Khổng Minh - Kẻ tiểu nhân cần thiết?




    Phần I


    Lịch sử chân thực luôn bị che giấu dưới vô vàn lớp văn tự bị sửa chữa bị trích lược cùng những lần sách vở mục nát, có lẽ chúng ta sẽ vĩnh viễn không thể biết được chân tướng của nó. Thế nhưng, chúng ta cần phải phát hiện và cần có lòng dũng cảm để phát hiện, cùng gây dựng tái tạo sự chân thực của lịch sử. Chúng ta sẽ thử tìm hiểu sự thật lịch sử từ một góc nhìn khác, có thể kể tới như: Gia Cát Lượng là một nhà chính trị xuất sắc, lòng trung của ông với triều Thục Hán khiến người ta cảm khái. Nhưng là một quyền thần và chính khách tiêu biểu trên vũ đài chính trị và quân sự, ông chắc chắn không thể tránh khỏi việc phải chịu những chế ước, những quy tắc trong trò chơi chính trị. Ông không thể là một người không có khiếm khuyết và hoàn toàn trong sáng được. Xin giới thiệu một vài phần trích dịch từ cuốn sách “Sử trhuyết tân ngữ” (NXB Công ty xuất bản Hữu Nghị Trung Quốc) đi sâu khai thác chủ đề thú vị này.

    Năm 223 SCN, Thục Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị liên tiếp gặp phải những trắc trở trầm trọng, thành Kinh Châu, yết hầu trọng yếu vùng Trung bộ bị thúc thủ sau đợt tập kích kìm kẹp của Tào Nguỵ và Đông Ngô, rồi đến Quan Vũ, Trương Phi những đại tướng tâm phúc cũng nối nhau bỏ mạng. Lưu Bị thân chinh đem quân đi chinh chiến, thất bại trong trận Di Lăng phải rút lui, cuối cùng cũng chết bệnh tại thành Bạch Đế.

    Lúc trọng bệnh nguy ngập, Lưu Bị triệu vời Thừa tướng Gia Cát Lượng, Thượng thư lệnh Lý Nghiêm gửi gắm hai người phò tá con là Lưu Thiện. Giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã từng có một đoạn đối thoại, theo ghi chép từ “Tam quốc chí”, “Thục thư” và “Gia Cát Lượng truyện” ghi lại: “Mùa xuân năm thứ 3 Chương Vũ, tiên chủ lâm bệnh ở Vĩnh An, Triệu Lượng từ Thành Đô tới, những chuyện hậu sự về sau, dặn Lượng rằng: “Ngươi tài gấp 10 phần Tào Phi, ắt trị được nước, định đoạt đại cục. Nếu con ta có thể phò trợ được, hãy giúp nó; nếu nó quả tình bất tài, ngươi có thể tự thay mình vào”. Lượng đổ lệ mà rằng: “Thần những muốn kiệt cùng tận lực, bảo tồn tiết khí trung trinh, đến chết mới thôi! Tiên chủ lại hạ chiếu cho hậu chủ rằng, Mi cùng với thừa tướng tòng sự, nhớ phải đối đãi ngài như cha!
    Đoạn đối thoại này cùng những chuyện về sau đã trở thành giai thoại thiên cổ về nghĩa cử quân thần trung trinh nương dựa “tại Bạch Đế gửi gắm con côi ” mà người đời sau vẫn thích nhắc tới. Đoạn đối thoại này, lại đi kèm thêm “xuất sư biểu” do Gia Cát Lượng lập nhân lúc Bắc phạt, từ trước tới giờ vẫn luôn được coi là điển cố thực chứng tôn sùng Gia Cát Lượng là bậc “thiên cổ đệ nhất thần”.
    Về việc này, tôi lại có cách nghĩ khác.

    Gia Cát Lượng, là một nhân vật theo đuổi thuật Thân Hàn (Thân Bất Hại – Hàn Phi Tử) của phái Pháp gia giữa thời loạn thế, con người ấy không có điểm nào khiêm cung như những bậc tao khách văn nhân vẫn thường được miêu tả mà là một chính trị gia luôn hiểu rõ thời cơ nắm chặt quyền lực và thực lực, vào thời điểm then chốt không bao giờ nương tay với bất cứ ai. Vương chủ thứ hai của ông ta – Lưu Thiện hay bất kỳ đại thần nào trong ngoài triều tới đông đảo dân chúng đều không có ngoại lệ.

    Chúng ta xét tích “ tại Bạch Đế gửi gắm con côi” trước nhất.

    Tại Bạch Đế gửi gắm con côi, câu nói của Lưu Bị với Gia Cát Lượng “ngươi tài gấp 10 phần Tào Phi, ắt trị được nước, định đoạt đại cục. Nếu con ta có thể phò trợ được, hãy giúp nó; nếu nó quả tình bất tài, ngươi có thể tự thay mình vào” cùng hình tượng “cung kính nghiêm cẩn, nhất nhất một lòng” của Gia Cát Lượng về sau này vừa không phải do Lưu Bị phát kiến ra mà cũng chẳng phải chỉ xảy đến với một mình Gia Cát Lượng. Chẳng cần nói xa xôi, vào đầu thời kỳ Tam Quốc, người sáng lập triều Đông Ngô Tôn Sách lúc lâm chung đã từng được ghi lại tích truyện như vậy. “Tam Quốc chí”, “Ngô thư”, “Trương Chiếu truyện” có viết: “Sách nói với Chiếu: “Nếu Trọng Mưu không gánh vác được, ngươi hãy tự đứng ra đảm đương thay nó. Tấn công trực diện lần nữa mà không thắng thì trở lui chậm về phía Tây, không có điều gì phải lo lắng”. Trương Chiêu trên dâng biểu tấu với nhà Hán, dưới dời Chúc Thành, các tướng lĩnh trong ngoài đều được lệnh riêng. Tôn Quyền vì đau khổ còn chưa rõ rành sự việc, Trương Chiều bèn thân chinh đỡ Quyền lên ngựa, bày binh mà ra trận, sau rồi lòng dân đều theo về.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...