Tài liệu Tổng kết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế kỉ XX

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tổng kết Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thế kỉ XX

    Thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn và sâu sắc trên đất nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn bảy mươi năm qua kể từ khi Đảng ra đời (năm 1930), cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xoá bỏ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến trên đất nước ta, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986 lại đây là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ở mỗi thời kỳ thực hiện những mục tiêu cụ thể, Đảng đã tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn cho thời kỳ tiếp theo. Tổng kết suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay có thể nêu lên một số bài học tổng quát.

    - Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.

    Ngay từ Cương lĩnh năm 1930, khi Đảng mới ra đời đã nêu rõ mục tiêu đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập để đi tới xã hội cộng sản. Muốn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải giành được độc lập dân tộc. Trong những năm 1930-1945 mục tiêu hàng đầu là giành độc lập dân tộc và với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, nước ta đã thành một nước tự do, độc lập. Nhưng thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, nhân dân ta phải tiếp tục nhiệm vụ giải phóng dân tộc đến năm 1954 mới giải phóng được nửa nước và đưa miền Bắc quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trên thực tế từ năm 1930 đến năm 1954 cả nước thực hiện một chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm mục tiêu trước hết là giành độc lập dân tộc. Mục tiêu chủ nghĩa xã hội chưa có điều kiện đặt ra một cách trực tiếp, nhưng luôn luôn là phương hướng phải đi tới. Tại Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), Đảng ta nhấn mạnh quyết tâm giành lại thống nhất và độc lập hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

    Thời kỳ 1954-1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta đồng thời thực hiện 2 chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm mục tiêu chung chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành độc lập thống nhất Tổ quốc. Tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là đặc điểm hết sức độc đáo của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này là hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành được những thành tựu bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sức mạnh của ý chí, tinh thần độc lập dân tộc đồng thời là sức mạnh của chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thực hiện đồng thời, có quan hệ mật thiết, quyết định lẫn nhau và tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng.

    Sau khi miền Nam được giải phóng (ngày 30-4-1975), đất nước thống nhất, cả nước bước lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và nhân dân ta không một phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập dân tộc, xác định đây vẫn là nhiệm vụ chiến lược. Là người khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề là củng cố nền độc lập mà dân tộc ta đã đổ biết bao xương máu mới giành được; đồng thời giữ vững mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa. Đổi mới không phải là xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Từ thực tiễn và thắng lợi của công cuộc đổi mới, các Đại hội VII, VIII, IX và Đại hội X đều khẳng định bài học hàng đầu là giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...