Tiểu Luận Tổng hợp về lao động và việc làm ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tổng hợp về lao động và việc làm ở Việt Nam​
    Information
    Ông Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban điều tra lao động việc làm Trung ương đưa ra giải thích vì sao nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm lại cao hơn các vùng khác.
    + So với năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể nhưng lại tăng cao ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
    Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội từ năm 2001 tới nay cho thấy, lực lượng lao động đang tiếp tục tăng với tốc độ cao; bình quân mỗi năm tăng 2,4%, tương đương với khoảng hơn 1 triệu lao động.
    Trong đó, khu vực thành thị tăng gấp 2,5 lần so với nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong cả nước từ 15 tuổi trở lên là 5,1% và trong độ tuổi lao động là 5,3%, giảm 0,3% so với năm 2004; trong độ tuổi từ 15-24 là 13,4%, giảm 0,5%.
    Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động lại cao ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng (5,6%) tiếp đến là Đông Bắc và duyên hải miền Trung (5,1%-5,5%); các vùng khác tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Trong ba vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 5,7%; hai vùng còn lại ở mức 5,6%.
    Các vùng kinh tế trọng điểm giữ vị trí đứng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động phát triển sâu rộng và đòi hỏi chất lượng lao động cao. Trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, dẫn đến lao động không có nghề có tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.
    Điều này có thể giải thích vì sao ở các vùng kinh tế trọng điểm tuy quy mô đầu tư lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động, đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15-24 cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước và cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế chậm phát triển.
    + Như vậy có đáng lo ngại trước tình trạng số lượng lao động tăng không song hành với chất lượng lao động, thưa ông?
    So với năm 2004, lực lượng lao động nước ta được bổ sung 1,143 triệu người, hầu hết là lao động trẻ, nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không cao. Chất lượng lao động và số lượng lao động tăng không song hành đang làm gia tăng áp lực việc làm ở nước ta.
    Theo kết quả từ cuộc điều tra, bình quân hàng năm giai đoạn 2001- 2005, số lao động đã qua đào tạo tăng 12,9%, như vậy mỗi năm có 983.000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm 24,8% tổng lực lượng lao động, chưa đạt chỉ tiêu 30% được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX.
    Đó là chưa kể tới chất lượng lao động đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các khu đô thị tập trung.
    Khoảng trống việc làm ở các vị trí có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn chưa được lấp đầy, mặc dù trong lực lượng lao động vẫn đang có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo, kể cả bậc cao đẳng, đại học thiếu việc làm.
    Bên cạnh đó, sự cách biệt về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn còn lớn, điều này sẽ gây bất lợi cho khu vực nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...