Đồ Án Tổng hợp vật liệu nano composite từ tính Fe3O4/MnO2. Xác định các đặc trưng và hiệu ứng oxy hoá hấp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?Mở đầu
    Ngày nay công nghệ nano đang dần dần làm thay đổi cuộc sống của con
    người. Với kích thước nhỏ bé cỡ nanomet, vật liệu nano có những tính chất vô cùng
    độc đáo mà những vật liệu dạng khối khác không thể có được như độ bền cơ học
    cao, hoạt tính xúc tác mạnh, khả năng hấp phụ vượt trội Chính những tính chất
    mới này đã mở ra cho vật liệu nano những ứng dụng vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh
    vực khoa học công nghệ và đời sống, và đặc biệt là khả năng ứng dụng trong công
    nghệ xử lý môi trường, khi mà tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày một trở
    nên trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
    Bên cạnh những nguyên nhân do các yếu tố tự nhiên như quá trình hòa tan
    các khoáng chất ở các lớp đất đá, trầm tích .thì nguyên nhân gây ra tình trạng ô
    nhiễm không thể không kể đến là do các hoạt động của con người. Cuộc sống phát
    triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp, các ngành sản xuất phục vụ
    đời sống đã tạo ra một lượng lớn chất thải, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường đất,
    môi trường không khí, và đặc biệt là môi trường nước. Thêm vào đó sự bùng nổ dân
    số thế giới làm cho nhu cầu nước sạch cho ăn uống nói riêng và sinh hoạt và sản
    xuất nói chung trên thế giới ngày càng gia tăng. Rất nhiều các quốc gia đang đứng
    trước tình trạng thiếu hụt nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng cho sức khoẻ con
    người.
    Vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm đã được thế giới đánh giá là một vấn
    đề mang tính toàn cầu. Đã có hơn ba mươi quốc gia trên thế giới có báo cáo về tình
    trạng ô nhiễm asen trong nước ngầm trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của tổ
    chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 100 triệu người sẽ là nạn nhân của sự
    nhiễm độc asen, và ở Việt Nam là hơn 10 triệu người. Ngoài asen ra trong nước
    ngầm còn có sự hiện diện của rất nhiều các kim loại nặng khác như Hg, Pb, Ni, Cr,
    Mn, Fe
    Việc xử lý asen và crôm trong nước ngầm đang được giới khoa học rất quan
    tâm nghiên cứu, do độc tính và những ảnh hưởng nghiêm trọng mà chúng có thể
    gây ra cho sức khỏe con người. Rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được đưa ra
    nhằm tìm kiếm các công nghệ và vật liệu loại bỏ các hợp chất của asen và crôm
    trong nước. Trên thực tế có rất nhiều vật liệu có khả năng hấp phụ asen và crôm, tuy
    nhiên hiện nay người ta chú ý nhiều đến các vật liệu xúc tác hấp phụ có kích thước
    nano do khả năng hấp phụ vượt trội và các tính chất mới của chúng khi ở cấp độ
    nano mét.
    Dựa trên một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
    khả năng hấp phụ của các vật liệu mangan dioxit và vật liệu nano oxít sắt từ: Vật
    liệu nano oxít sắt từ có khả năng hấp phụ tốt cả hai dạng As(III) và As(V) dung
    lượng hấp phụ cao và tốc độ lớn, còn vật liệu MnO2 vừa có tính năng xúc tác oxy
    hoá mạnh vừa có khả năng hấp phụ tốt. Cả hai loại vật liệu đều được chế tạo từ
    nguồn nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và thân thiện với môi trường. Nhằm mục tiêu kết
    hợp các đặc tính quý của hai loại vật liệu này chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổng hợp
    vật liệu nano composite từ tính Fe3O4/MnO2. Xác định các đặc trưng và hiệu ứng
    oxy hoá hấp phụ Asen, Crôm của vật liệu”.
    Mục tiêu của đề tài là :
    ã Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo vật liệu bột xốp nano composite sắt từ
    Fe3O4/ MnO2 trong đó Fe3O4 như là lõi được bọc bởi màng MnO2 kích thước nano
    bằng phương pháp đồng kết tủa.
    ã Đánh giá các đặc trưng cơ bản của vật liệu nano composite Fe3O4/ MnO2 chế
    tạo được.
    ã Đánh giá sơ bộ khả năng hấp phụ crôm, asen của vật liệu nhằm định hướng
    ứng dụng trong công nghệ xử lý nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...