Thạc Sĩ Tổng hợp và nghiên cứu phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử bazơ Schiff có chứa nhân antracen

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 22/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Phức chất đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học bởi những ứng dụng to lớn của chúng trong nhiều lĩnh vực. Trong số đó, phức chất của các kim loại chuyển tiếp với các phối tử hữu cơ đa vòng thơm, nhiều càng, có khả năng tạo hệ vòng lớn. Một trong số các phối tử kiểu này là antracen và các dẫn xuất của nó.
    Hiện nay, trên thế giới các PAH (hidrocacbon đa vòng thơm) đang được quan tâm nghiên cứu nhiều do chúng có khả năng phát huỳnh quang và hấp thụ mạnh ánh sáng trong vùng nhìn thấy.
    Antracen là một hidrocacbon đa vòng thơm (3 vòng benzen ngưng tụ) và là một hợp chất điển hình cho khả năng phát huỳnh quang. Vì vậy, antracen và các dẫn xuất của nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực vật liệu phát quang như nguyên liệu cho đèn laser, điot phát quang, thiết bị phát sáng.
    Lí do chọn đề tài
    Qua thống kê và các nghiên cứu cho thấy các phối tử chứa hidrocacbon đa vòng thơm sẽ có những đặc điểm và ứng dụng nổi bật của các PAH. Hơn nữa, bazơ Schiff là phối tử chứa nhiều tâm phối trí như N, O, S, P nên chúng có khả năng tạo phức rất đa dạng với các kim loại chuyển tiếp. Vì vậy, các phức bazơ Schiff dựa trên cơ sở PAH sẽ có cấu trúc rất đa dạng và có những đặc điểm quang lý nổi bật.
    Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài này với hướng nghiên cứu: “Tổng hợp và nghiên cứu phức chất kim loại chuyển tiếp của phối tử bazơ Schiff có chứa nhân antracen”.
    Chúng tôi hi vọng các kết quả thu được trong để tài này sẽ góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu phức chất bazơ Schiff chứa các hidrocacbon đa vòng thơm.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
    1.1. Hidrocacbon đa vòng thơm (PAH) và antracen 2
    1.1.1. Hidrocacbon đa vòng thơm (PAH) 2
    1.1.2. Antracen 4
    1.1.3. Phức chất với PAH và antracen 6
    1.2. Bazơ Schiff 12
    1.2.1. Phương pháp tổng hợp và đặc điểm cấu tạo 12
    1.2.2. Phân loại và khả năng tạo phức của phối tử bazơ Schiff 14
    1.3 Kim loại và khả năng tạo phức 16
    1.3.1. Palađi và khả năng tạo phức 16
    1.3.2. Platin và khả năng tạo phức 18
    1.3.3. Phương pháp tổng hợp phức chất phối tử bazơ Schiff 25
    1.3.4. Ứng dụng của phức chất bazơ Schiff 26
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 26
    1.4.1. Phương pháp phổ hồng ngoại 27
    1.4.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 28
    1.4.3. Phương pháp phổ khối lượng ESI-MS 29
    1.5. Đối tượng, mục đích và nội dung nghiên cứu 30
    1.5.1. Đối tượng nghiên cứu 30
    1.5.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 31
    CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 32
    2.1. Dụng cụ và hoá chất 32
    2.1.1. Dụng cụ 32
    2.1.2. Hoá chất 32
    2.2. Tổng hợp phối tử 33
    2.2.1. Tổng hợp 1,2 Bis[(antracen-9-ylmetylen)amino]etan (BAAE1) 33
    2.2.2. Tổng hợp 1,2 Bis[(antracen-9-ylmetyl)amino]etan (BAAE2) 33
    2.3. Tổng hợp các tiền chất kim loại 34
    2.3.1. Tổng hợp muối PdCl2(CH3CN)2 34
    2.3.2. Tổng hợp muối PtCl2(DMSO)2 34
    2.4. Tổng hợp phức của kim loại với phối tử 35
    2.4.1. Tổng hợp phức với phối tử BAAE1 35
    2.4.2. Tổng hợp phức với phối tử BAAE2 36
    2.5. Phương pháp nghiên cứu 38
    2.5.1. Phương pháp phổ hồng ngoại 38
    2.5.2. Phương pháp phổ cộng hưởng từ 1H - NMR 38
    2.5.3. Phương pháp phổ khối ESI-MS 38
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
    3.1. Tổng hợp và nghiên cứu phối tử 39
    3.1.1. Tổng hợp phối tử 39
    3.1.2. Nghiên cứu phối tử bằng phương pháp IR 39
    3.1.3. Nghiên cứu phối tử bằng phương pháp 1H-NMR 41
    3.2. Tổng hợp và nghiên cứu phức chất 47
    3.2.1. Tổng hợp phức chất với phối tử BAAE1 47
    3.2.2. Tổng hợp phức chất với phối tử BAAE2 47
    3.2.3. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp IR 48
    3.2.4. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp 1H-NMR 52
    3.3. Nghiên cứu phức chất bằng phương pháp ESI-MS 81
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
     
Đang tải...