Luận Văn Tổng hợp và nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cu (II) lên Cacboxymetylchitosan

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tổng hợp và nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cu (II) lên Cacboxymetylchitosan


    Luận văn dài 47 trang:
    Polisaccarit là hợp chất phổ biến trong tự nhiên và chitin là một trong những hợp chất đó. Chúng được tìm thấy trong các loại phế liệu của nghành thuỷ, hải sản như: vỏ tôm, mai mực, cua và thành tế bào nấm.
    Với bản chất là một polime sinh học nên chitin , chitosan và các dẫn xuất có nhiều hoạt tính sinh học như: khả năng bảo vệ, hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và kháng vi rút, có tác dụng hạ cholesterol trong máu[23]. Mặt khác, chúng vừa có khả năng hóa hợp vừa có khả năng tự phân huỷ mà không gây độc hại cho người và động vật. Chính vì vậy chitin, chitosan và các dẫn xuất của nó được ứng dụng vào nhiều ứng dụng quan trọng như : y, dược học và xử lý ô nhiễm môi trường.
    Trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, nhờ vào khả năng hấp phụ các ion kim loại nặng như Cu (II) , Ni (II) , Co (II) mà chitosan và các dẫn xuất được sử dụng vào việc thu hồi kim loại nặng từ nước thải. Với những ưu điểm đó chúng tôi tiến hành xây dựng đề tài: “ Tổng hợp và nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cu (II) lên Cacboxymetylchitosan”.
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Khái quát chung về polisaccarit .
    1. 2. Một số polisaccarit tiêu biểu
    1. 2.1. Polisaccarit từ thực vật
    1.2.2. Polisaccarit từ nấm
    1.2.3. Polisaccarit từ động vật
    1.2.4. Chitin từ động vật giáp xác
    1.2.4.1. Sơ lược về quá trình nghiên cứu chitin
    1.2.4.2. Cấu trúc hoá học của chitin
    1.2.4.3. Tính chất lý, hoá của chitin
    1.2.5. Chitin trong thực vật [27]
    1.2.6. Hoạt tính sinh học của chitin và dẫn xuất [29]
    1.3. Chitosan và các tính chất của chitosan
    1.3.1 Sơ lược về quá trình nghiên cứu
    1.3.2. Cấu trúc hoá học của chitosan
    1.3.3. Tính chất lý- hoá của chitosan
    1.3. 4. Một số phản ứng của chitosan
    1.3.4.1. Phản ứng xảy ra ở nhóm – OH
    1.3.4.2. Phản ứng xảy ra ở nhóm amin
    1.3.4.3. Các phản ứng xảy ra trên nhóm – OH và - NH2 .
    1.3.4.4. Các phản ứng xảy ra ở liên kết b (1®4) glycozit
    1.4. Một số ứng dụng trong sinh học và y học của chitosan
    1.4.1. Hoạt tính kháng viêm của chitosan [1]
    1.4.2. Hoạt tính chống virut của chitosan [24]
    1.4.3. Một số hoạt tính khác của chitosan và dẫn xuất
    CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Phân lập chitin .
    2.2. Điều chế chitosan
    2.2.1. Xác định độ đê axetyl hoá của chitosan (DD)
    2.2. Xác định (DD) bằng phương pháp hồng ngoại
    2.3. Tổng hợp dẫn xuất cacboxymetylchitosan
    2.4. Phương pháp phổ xác định cấu trúc của chitin , chitosan và dẫn xuất CMCts
    2.4.1. Phổ hồng ngoại. ( IR)
    2.4.2. Phổ 1H- NMR
    2.5. Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại của polime
    2.6. Phương pháp xác định hàm lượng ion kim loại được hấp phụ lên polime
    2.7. Phương pháp xác định mật độ điện tử trên nguyên tử nitơ và dẫn xuất
    CHƯƠNG 3 .KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Kết quả phân lập chitin
    3. 1.1. Kết quả xác định hàm lượng chitin trong vỏ tôm
    3.1.2. Kết quả xác định cấu trúc chitin
    3.2. Kết quả điều chế chitosan
    3.2.1. Kết quả xác định cấu trúc của chitosan
    3.2.2. Kết quả xác định (DD) của chitosan
    3.3. Kết quả tổng hợp CMCts chitosan
    3.3.1. Kết quả xác định cấu trúc của CMCts
    3.3.1.1. Phổ IR của CMCts (phụ lục )
    3.3.1.2. Phổ 1H- NMR của CMCts
    3.4. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ ion kim loại Cu (II) lên CMCts
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
     
Đang tải...