Tài liệu tổng hợp tài liệu Quản trị nguồn nhân lực - HR

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    " class="mceSmilieSprite mceSmilie2" alt=";)" title="Wink ;)">[IMG]" class="mceSmilieSprite mceSmilie2" alt=";)" title="Wink ;)">
    [B]Bí quyết quản lý hiệu quả nguồn nhân lực[/B]

    [IMG]http://file:///C:/Users/ADMINI%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.jpg

    Làm cách nào để thu hút, sử dụng, phát triển và giữ chân người giỏi? Dưới đây là bốn gợi ý của Giám đốc điều hành Công ty Darwin, Huy Nguyễn giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả nguồn nhân lực.


    Trao quyền thực sự cho người dưới quyền. Là lãnh đạo, chắc chắn phải có tầm nhìn, khả năng nhận định cơ hội, khả năng lên kế hoạch và triển khai. Nhưng có một điều nhà lãnh đạo không thể bỏ qua là sự ý thức về tầm quan trọng của việc nhìn ra được người giỏi và ủy thác những quyền hạn nhất định để họ có thể làm việc tốt. Một khi đã quyết định ủy thác trách nhiệm cho ai, người lãnh đạo phải thực sự tin tưởng họ và để cho họ làm công việc của mình chứ không nên dòm ngó hoặc gây khó dễ họ.


    Quản lý theo định hướng con người và minh bạch. Quản lý theo định hướng con người sẽ giúp cho nhân viên tối ưu hóa được khả năng nếu nhà quản lý biết tạo ra chế độ tưởng thưởng cho sự sáng tạo và dám chấp nhận rủi ro (có tính toán). Kiểu quản lý này chú trọng đến tâm lý nhân viên, thông cảm với nhu cầu của họ, cân nhắc giữa việc xây dựng phát triển đội ngũ nhân viên sao cho nhu cầu của họ thống nhất với nhu cầu của doanh nghiệp. Quản lý một cách minh bạch có nghĩa là người lãnh đạo chia sẻ với nhân viên những thông tin về hướng phát triển, tình hình thực tế cũng như những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Bằng cách truyền đạt công khai, các quyết định của doanh nghiệp sẽ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân viên. Nhân viên cần hiểu trách nhiệm, quyền lợi của mình cũng như biết rõ các mục tiêu mà mình phải đạt được cùng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá công việc một cách rõ ràng để mọi người yên tâm phát huy sự sáng tạo mà không sợ bị tranh công hay trù dập. Phát huy được sự sáng tạo trong nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh.
    Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau. Môi trường làm việc gồm có hai phần cứng và mềm. Môi trường mềm chính là mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp, bao gồm tinh thần tôn trọng, tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết nhiều vấn đề và để gắn bó với nhau. Nói một cách khác, môi trường mềm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau của mọi thành viên trong một tổ chức.
    Môi trường cứng bao gồm cơ sở vật chất, văn phòng, phương tiện vận chuyển, bàn ghế, thiết bị máy móc Môi trường này lệ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của doanh nghiệp.
    Môi trường mềm quan trọng hơn môi trường cứng rất nhiều vì không thể giải quyết tất cả vấn đề bằng tiền được. Mà muốn cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp phải có môi trường mềm thật tốt. Một trong những lý do chính mà doanh nghiệp Việt Nam thường không tìm ra được người giỏi hoặc để mất người cho doanh nghiệp nước ngoài là do môi trường mềm chưa được tốt.


    Thu nhập chưa phải là tất cả. Thu nhập bao gồm lương bổng, lợi ích xã hội, trợ cấp, tiền thưởng và lợi nhuận. Thu nhập sẽ khẳng định và làm thỏa mãn giá trị và địa vị của nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện tài chính để thực hiện những điều trên. Sự thiếu thốn về tài chính cũng không thể cản trở việc thu hút và giữ chân người giỏi nếu doanh nghiệp có được ba điều trên. Vì vậy, lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn về chiến lược (điều 1), truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên (điều 2) một cách thuyết phục, và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên (điều 3) thì người giỏi sẽ có niềm tin và lòng trung thành để ở lại với doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ chân và sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực của mình.
    Những hướng đột phá nhằm phát triển nguồn nhân lực​ Giáo sư Vũ Văn Tảo nhấn mạnh, việc phát triển con người, phát triển nhân lực là yếu tố quyết định nhất của sự phát triển bền vững. Ông cho rằng cần tạo được những bước đột phá quan trọng, như cải tiến mạnh mẽ tổ chức và cơ chế vận hành của giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, có chính sách quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực đúng đắn.
    Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đang được tiến hành và dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, trong bối cảnh thời đại được đặc trưng bởi xu thế toàn cầu hóa, về kinh tế, với ưu thế của kinh tế tri thức và về công nghệ, với ưu thế của công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Trong bối cảnh đó, việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất của sự phát triển bền vững. Ðiều này có nghĩa là ngành giáo dục - đào tạo phải vượt qua những thách thức, tranh thủ những thời cơ trong xu thế phát triển của thời đại để tạo nên chất lượng và hiệu quả mới của nguồn nhân lực.
    Thách thức lớn nhất có tính cơ bản và lâu dài mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta phải đương đầu là cuộc cạnh tranh quốc tế rất quyết liệt về trí tuệ. Xét cho cùng, là đua tranh về yếu tố con người, về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về năng lực trí tuệ của con người, của cộng đồng và của toàn xã hội nhằm giải quyết thành công các vấn đề đặt ra. Những thành tựu đổi mới hơn mười năm qua đã tạo thế và lực mới, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Sự phát triển của khoa học - công nghệ thế giới đã cung cấp cho chúng ta nhiều ý tưởng, tri thức, phương tiện hiện đại và nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác.
    Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, cũng đã bộc lộ những yếu kém mà biểu hiện chung nhất, thường gặp là sự không ăn khớp giữa giáo dục - đào tạo nhân lực với sử dụng, tạo việc làm. Tình hình này đang có xu hướng gay gắt hơn. Cần tìm hướng đột phá giải quyết mâu thuẫn này, nhằm mở ra một cách làm mới, góp phần tạo sự ổn định xã hội.
    Trước tiên cần phải có hướng đột phá từ khâu việc làm và sử dụng lao động. Ðể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải thực hiện quy hoạch phát triển của từng lĩnh vực hoạt động, và quy hoạch nhân lực. Thí dụ, chúng ta đã có quy hoạch về phát triển đội ngũ công nhân lành nghề. Ðó là định hướng phát triển trong 5-10 năm. Nhưng đến mỗi kỳ tuyển sinh cụ thể, đào tạo cho một khóa học cụ thể, thì những người được đào tạo ra trường nhiều khi vẫn không có việc làm. Ðiều này đòi hỏi, phải xác định nhu cầu sát thực tế hơn cho mỗi khóa học. Có như vậy, thì mới tăng được độ tin cậy cho việc gắn đào tạo với việc sử dụng lao động và tạo việc làm, có thể hướng dẫn về ngành nghề trong các kỳ thi tuyển sinh, một việc cho đến nay hầu như còn thả nổi. Việc này có thể giải quyết được bằng cách tổ chức tốt hệ thống thông tin liên ngành (trước hết gồm các ngành chủ trì là kế hoạch - đầu tư, lao động, đào tạo và các ngành khác tham gia, v.v.) về phát triển nguồn nhân lực tức là về đào tạo, sử dụng và tạo việc làm do Chính phủ chỉ đạo, giúp cho mọi người có những thông tin đáng tin cậy. Công việc này sẽ trở nên càng sát thực tế, kịp thời, và hiệu quả, bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, chắc chắn sẽ được xã hội hoan nghênh. Tất cả các hoạt động có tính tự động và tự phát về giới thiệu việc làm, người tìm việc, việc tìm người hiện nay đang diễn ra rất sôi nổi, thực ra đều rất cần có một chỗ dựa đáng tin cậy về nguồn thông tin đồng bộ giữa việc làm, việc sử dụng lao động và công tác đào tạo. Ðó là nhu cầu về hệ thống thông tin quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Ðề xuất này đã từng được nêu từ năm 1992, 1993 trong đề án Nghiên cứu tổng thể ngành giáo dục và phân tích nguồn nhân lực (VIE 89/022), và trong một số đề án khác, nhưng vẫn chưa được thực hiện. Có một lý do dễ hiểu, là ở tầm vĩ mô không có một tổ chức nào được giao trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực hoặc quản lý nguồn nhân lực có tính liên kết, liên ngành như đã nêu, nên không có giải pháp tổng thể.
    Chính sách sử dụng nhân lực cũng cần đổi mới, trước hết tập trung vào lựa chọn, bồi dưỡng tài năng, nhằm tạo ra động lực, khơi dậy trí tuệ, sáng tạo, tay nghề thành thạo, thúc đẩy chất lượng, năng suất công việc, nâng cao hiệu quả kinh tế. Khuyến khích tiếp cận nhanh chóng tri thức và công nghệ mới của thời đại.
    Ngoài ra, còn cần những đột phá về chất lượng giáo dục - đào tạo và về quản lý giáo dục - đào tạo. Trước hết, tập trung phát triển những ngành mũi nhọn đã lựa chọn, đào tạo với chất lượng cao; xây dựng một số trường trọng điểm, để trong 5-10 năm tới mô hình này có thể mở rộng. Ðó là sự chuẩn bị nguồn nhân lực hội nhập quốc tế có hiệu quả. Cần có những biện pháp mạnh mẽ làm cho đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo, theo hướng dạy cho học sinh cách học chủ động, sáng tạo, coi trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức; khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, phát triển phần mềm dạy học. Ðối với giáo dục phổ thông cần nhấn mạnh yêu cầu giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt đối với học sinh nông thôn.
    Cùng với đó là yêu cầu có một chính sách ưu đãi sử dụng tài năng đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và quản lý giáo dục - đào tạo. Nếu quan tâm đúng mức lợi ích chính đáng về vật chất và tinh thần, có thể tránh được thất thoát tài năng sư phạm.
    Ði đôi với hướng đột phá trong sử dụng nhân lực của ngành, đề nghị cải tiến mạnh mẽ tổ chức và cơ chế vận hành của giáo dục, đặc biệt là các trường đại học và dạy nghề, là nơi có quan hệ trực tiếp với những nhu cầu về đào tạo nhân lực.
    Những hướng đột phá nêu trên đều liên quan việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thu thập, xử lý thông tin đầy đủ, kịp thời, với khối lượng lớn. Cho nên, cần phổ biến nhanh chóng việc sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội, trước hết ở những khu vực trọng điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng tổ chức. Thực chất đó là cuộc cách mạng về phương tiện làm việc, tạo điều kiện để mọi người phát triển trí tuệ, cống hiến tài năng của mình cho đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...