Tài liệu Tổng hợp tài liệu kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vĩ Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu: Tổng hợp tài liệu kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế

    6 Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng
    6.1 Sở thích bộc lộ
    Lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng sở thích của người tiêu dùng được biểu thị bằng các hàm ích lợi. Tuy nhiên, sở thích của người tiêu dùng và ích lợi đều không thể quan sát được một cách trực tiếp. Các cơ sở của lý thuyết tiêu dùng này mang tính chủ quan. Để khắc phục những hạn chế này cần xây dựng một lý thuyết cầu chỉ dựa trên các hiện tượng quan sát được và đo được. Lý thuyết sở thích bộc lộ đáp ứng được đòi hỏi đó.
    Giống như lý thuyết truyền thống về hành vi của người tiêu dùng, lý thuyết sở thích bộc lộ cũng giả định rằng người tiêu dùng gặp một vectơ giá xác định, p, và có thu nhập danh nghĩa cố định, M. Lý thuyết sở thích bộc lộ được xây dựng trên cơ sở những giả định hành vi sau:
    Giả định 1 Người tiêu dùng chi toàn bộ thu nhập của mình. Giả định này có các ứng dụng tương tự như giả định 4 ở mục 1 chương 3.
    Giả định 2 Chỉ một bó tiêu dùng x được người tiêu dùng chọn trong mỗi tình huống giá và thu nhập. Nói cách khác, gặp vectơ giá xác định p, và có mức thu nhập xác định M, người tiêu dùng luôn luôn chọn một bó tiêu dùng nhất định.
    Giả định 3 Tồn tại chỉ một kết hợp giá và thu nhập ở đó mỗi bó được chọn. Giả định này có nghĩa là với một x xác định có một tình huống p, M nào đó x sẽ được người tiêu dùng lựa chọn và tình huống đó là duy nhất.
    Giả định 4 Các sự lựa chọn của người tiêu dùng là nhất quán. Nghĩa là, nếu bó x0 được chọn và bó x1 có thể được chọn thì khi x1 được chọn x0 phải không còn là phương án khả thi nữa.
    Có thể làm rõ hơn giả định này như sau: cho p0 là vectơ giá ở đó x0 được chọn. Khi đó nếu x1 có thể được chọn khi x0 thực tế được chọn, thì chi phí cho x1, bằng p0x1, phải lớn hơn chi phí cho x0, bằng p0x0. Đó là thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng M0 = p0x0 khi x0 được chọn.
    Tương tự, cho p1 là vectơ giá ở đó x1 được chọn. Khi đó x0 không thể là phương án thay thế ở các giá p1. Nghĩa là chi phí cho x0, bằng p1x0, phải cao hơn chi phí cho x1, bằng p1x1, bằng thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng M1 khi x1 được chọn. Vì thế giả định thứ tư này có thể phát biểu một cách ngắn gọn là
    p0x0  p0x1 hàm ý p1x1< p1x0 (6.1)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...