Chuyên Đề Tổng hợp ôn tập lý thuyết luật dân sự ( 81 câu hỏi )

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Trong các quyền sở hữu, quyền nào là quyền quan trọng nhất? Tại sao?
    1.1 Khái niệm quyền sở hữu:
    - Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật nhằm điều chỉnh nhũng quan hệ sở hữu trong một chế độ xã hội.
    - Quyền sở hữu theo nghĩa hẹp: được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này quyền sở hữu chính là quyền năng dân sự của chủ thể sở hữu đối với một tài sản cụ thể và xuất hiện trên cơ sở nội dung qui định của qui phạm pháp luật khách quan
    1.2 Quyền quan trọng nhất:
    Theo quy định tại Điều 164 BLDS, quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Trong 03 quyền năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền lại mang một ý nghĩa khác nhau, trong đó quyền định đoạt tài sản xác định ý nghĩa pháp lí quan trọng nhất của chủ sở hữu.quyền định đoạt tài sản - quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ tài sản- có ý nghĩa quan trọng nhất. Bởi vì:
    - Định đoạt các quyền năng khác của quyền sở hữu: Các quyền khác (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng) có thể được chuyển giao cho chủ thể khác bằng quyền định đoạt, cụ thể:
    + Quyền chiếm hữu có thể được thực hiện bởi các chủ thể khác trong các trường hợp được chủ sở hữu tài sản (i) ủy quyền, (ii) chuyển giao quyền chiếm hữu qua giao dịch dân sự và (iii) xác lập theo thời hiệu.
    + Quyền sử dụng có thể chủ sở hữu chuyển giao thông qua hợp đồng, hoặc được thực hiện bởi người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình hoặc trên cơ sở quy định của nhà nước, pháp luật.
    - Quyền định đoạt gắn liền với chủ sở hữu: Người không phải là chủ sở hữu có thể có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản nhưng không có quyền định đoạt đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình nếu không có sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Theo đó, người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định
    - Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt, thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.



    2. Bằng chế định về quyền sở hữu, chứng minh BLDS có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng đồng thời bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
    2 1 Cơ sở lý luận + pháp lý:
    Nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng đồng thời bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tình thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội đã được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 58 và được cụ thể hóa thông qua chế định quyền sở hữu.
    2.2 Biểu hiện cụ thể:
    - Đối với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hợp pháp: Pháp luật sở hữu xác lập, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của những người này thông qua:
    + Tôn trọng ý chí của chủ sở hữu khi quy định họ có quyền thực hiện mọi hành vi đối với tài sản của mình (Điều 164, 165), không ai có quyền hạn chế, tước đoạt trái pháp luật (khoản 2 Điều 169)
    + Quy định cụ thể căn cứ xác lập/chấm dứt quyền sở hữu; quyền và nghĩa vụ của người là chủ sở hữu tài sản/người không phải là chủ sở hữu.
    + Quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khi bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thông qua việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 254 đến 261)

    1. So sánh quyền chiếm hữu của chủ sỡ hữu với quyền chiếm hữu của người không là chủ sở hữu?

    [TABLE="width: 672"]
    [TR]
    [TH]
    [/TH]
    [TH]Quyền chiếm hữu
    của chủ sở hữu
    [/TH]
    [TH]Quyền chiếm hữu
    của người không là chủ sở hữu
    [/TH]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quyền năng
    [/TD]
    [TD]Là quyền mặc nhiên của chủ sở hữu tài sản (Điều 164, Điều 184)
    [/TD]
    [TD]Là quyền không mặc nhiên được hình thành từ hành vi (i) ủy quyền, (ii) chuyển giao quyền chiếm hữu qua giao dịch dân sự và (iii) xác lập theo thời hiệu


    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp muốn được pháp luật bảo hộ thì phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
    Sai, đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng thì quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (điểm a khoản 3 Điều 6). Còn đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật không phải đăng ký.
    2. Nhiều người cùng đóng góp ý tưởng, tư liệu, số liệu để tạo ra một tác phẩm thì trở thành đồng tác giả của tác phẩm đó.
    Sai, đồng tác giả là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (tác phẩm là một thể thống nhất không thể tách rời hoặc tác phẩm là một thể thống nhất nhưng phần sáng tạo của mỗi tác giả có thể tách ra sử dụng riêng). Do đó, những người cùng đóng góp ý tưởng, tư liệu, số liệu để tạo ra một tác phẩm không được công nhận là tác giả, vì thế họ không là đồng tác giả của tác phẩm đó.
    3. Người thừa kế quyền tác giả được hưởng tất cả quyền mà tác giả có trước khi chết.
    Sai, theo quy định tại điều 40 thì người thừa kế quyền tác giả được hưởng các quyền về tài sản theo điều 20 và quyền nhân thân gắn với tài sản theo khoản 3 Điều 19.
    4. Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng tác phẩm đã công bố của người khác không phải xin phép, không phải trả thù lao nếu việc sử dụng không có mục đích thương mại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...