Tài liệu tổng hợp câu hòi thi công chức GIÁO DỤC

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 8: Các bước tiến hành đánh giá định kỳ đối với cán bộ công chức hàng năm (142)(223)

    - Mục đích đánh giá viên chức: Đánh giá viên chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với viên chức.
    - Điều 7, Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan:
    Việc đánh giá viên chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm hoặc cuối kỳ công tác theo trình tự sau:
    1. Viên chức tự nhận xét công tác, bao gồm các nội dung
    + Chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
    + Những công việc cụ thể đã thực hiện trong năm, đánh giá về chất lượng và hiệu quả công việc đó, cán bộ công chức lãnh đạo còn phải đánh giá việc lãnh đạo tập thể của mình trong năm
    + Phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực trong công tác
    + Quan hệ phối hợp trong công tác
    2. Tập thể nơi cán bộ, công chức làm việc tham gia góp ý kiến vào bản tự nhận xét công tác đó.
    3. Thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, công chức ghi đánh giá định kỳ hàng ănm đối với cán bộ, công chức và thông báo trực tiếp cho cán bộ, công chức biết; cán bộ công chức có quyền phát biểu ý kiến với Thủ trưởng trực tiếp của mình về đánh giá định kỳ hàng năm.
    4. Đánh giá định kỳ hàng năm được đưa vào hồ sơ cán bộ, công chức do cơ quan quản lý theo phân cấp.

    Câu 9: Nội dung chủ yếu của hội nghị cán bộ công chức cơ quan

    *.Hội nghị cán bộ công chức, viên chức cơ quan có nội dung: (225)
    1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan.
    2. Thủ trưởng cơ quan tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức; giải đáp những thắc mắc, đề nghj của cán bộ, công chức cơ quan.
    3. Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức cơ quan.
    4. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan báo cáo công tác, bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật
    5. Tham gia ý kiến về những vấn đề như:
    - Chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan
    - Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan
    - Tổ chức phong trào thi đua
    - Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan
    - Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lốI làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân
    - Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đề bạt cán bộ, công chức trong cơ quan theo quy định.
    - Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi và lợi ích của cán bộ, công chức
    - Nội quy, quy chế cơ quan.
    6. Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan có thành tích trong công tác.

    Câu 10: Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ công chức trong việc thực hiện dân chủ ở trường học. (231) Điều 6 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường

    I. Nhà giáo, cán bộ công chức trong nhà trường có trách nhiệm
    1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật giáo dục
    2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định như
    - Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học
    - Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường
    - Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức
    - Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường
    - Các biện pháp tổ chức trong phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường
    - Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học
    3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường
    4. Thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh cán bộ công chức: Pháp lệnh chống tham những: Pháp lệnh thực hành tiết kiệm
    5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ công chức, tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.
    II. Những việc nhà giáo, cán bộ công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường
    1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với Nhà giáo, cán bộ công chức
    2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường
    3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo
    4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành
    5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học
    6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
    7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học
    8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...