Luận Văn Tổng hơp 07 Luận văn về tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC 07 LUẬN VĂN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    TÀI LIỆU HAY PHỤC VỤ THAM KHẢO LÀM LUẬN VĂN, TIỂU LUẬN, NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ VỀ HĐND,,,,
    [TABLE="width: 630"]
    [TR]
    [TD]1/ Luận văn 1: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương

    Chương 1: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM

    1.1. Khái quát về Hội đồng nhân dân
    1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2004 ĐẾN NAY

    2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
    2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ 2004 đến nay

    Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

    3.1. Quan điểm chỉ đạo về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương
    3.2. Giải pháp về tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương

    KẾT LUẬN

    2/ Luận văn 2: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nước ta hiện nay

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

    1.1. Vị trí, đặc điểm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong hệ thống chính quyền địa phương
    1.2. Khái lược về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
    cấp huyện
    1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

    Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẮP HUYỆN

    2.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện
    2.2. Nội dung hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện
    2.3. Đánh giá tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện

    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

    3.1. Một số quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện
    3.2. Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện

    KẾT LUẬN
    3/ Luận văn 3: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
    1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
    1.3. Yêu cầu cụ thể về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

    Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN

    2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
    2.2. Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
    2.3. Đánh giá chung về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

    Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN

    3.1. Quan điểm bảo đảm và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
    3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

    KẾT LUẬN
    4/ Luận văn 4: Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH

    1.1. Vị trí, vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định
    1.2. Khái niệm, các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định
    1.3 . Các yếu tố bảo đảm và các tiêu chí đánh giá năng lực của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định

    Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH

    2.1.Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định từ 1999 đến nay
    2.2. Đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định
    2.3. Nguyên nhân yếu kém, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH

    3.1. Yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định
    3.2. Một số quan điểm về nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định
    3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5/ Luận văn 5: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay

    Chương 1: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    1.1. Một số nét khái quát về Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
    1.2. Phương thức lónh đạo và đổi mới phương thức lónh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh
    1.3. Thực trạng đổi mới phương thức lónh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm qua

    Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

    2.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương thức lónh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay
    2.2. Những giải pháp chủ yếu đổi mới phương thức lónh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong những năm tới

    KẾT LUẬN
    6/ Luận văn 6: Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM

    1.1. Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh
    1.2. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ta
    1.3. Đặc điểm, nội dung và phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh
    1.4. Những yếu tố chi phối sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh

    Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

    2.1. Thực trạng lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chứcvà hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
    2.2. Giải pháp đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện nay

    KẾT LUẬN

    7/ Luận văn 7: Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

    Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước (BMNN) là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định Hiến pháp và pháp luật.

    Trong bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân (HĐND) vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

    HĐND có hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Trong hai chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Điều này đã được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng: "Nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và của HĐND các cấp; phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND với hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát .". Trước yêu cầu đó, Luật tổ chức HĐND và Uỷ ban nhân dân (UBND) được Quốc hội ban hành năm 2003 đã bổ sung thêm một chương mới quy định một cách toàn diện và có hệ thống chức năng giám sát của HĐND. Điều đó thể hiện yêu cầu bức xúc phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước.

    Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát; tổ chức các đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có những hình thức phối hợp với các cấp, các ngành . Do đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.

    Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; một số vụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ năng giám sát của các đại biểu HĐND còn nhiều bất cập . Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. Như văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định: "Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát . nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân ." [7, tr.126-127].

    Trong các HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng nổi bật. ở cấp này, hoạt động của HĐND được thể hiện một cách bao quát và đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Do đó, nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu hoạt động giám sát của HĐND cấp khác. Vì không đủ điều kiện thời gian tìm hiểu hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trên phạm vi cả nước, nên trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả lựa chọn nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND ở một địa phương cụ thể. Việc nghiên cứu đó vừa góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND ở đây, vừa có thể rút ra những vấn đề có ý nghĩa cho việc tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói chung.
    Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...