Tiểu Luận Tổn thất tài sản tài chính

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU
    Công cụ tài chính đã ra đời từ 3500 năm trước công nguyên và cho đến nay vẫn đang tiếp tục phát triển.Các công cụ tài chính ngày càng đa dạng và có vai trò quan trọng trên thị trường tài chính.Công cụ tài chính làm xuất hiện tài sản tài chính và nợ tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu.
    Tài sản tài chính cũng là tài sản.Khi trình bày tài sản trên báo cáo tài chính cần đảm bảo giá trị tài sản phải trung thực và hợp lý, đặc biệt không được thổi phồng giá trị tài sản. Do vậy mà tài sản tài chính phải được đánh giá đúng.
    Tài sản tài chính cũng có khả năng bị giảm giá trị do không thu hồi được đầy đủ, lúc này làm phát sinh tổn thất tài sản tài chính. Tổn thất tài sản tài chính nếu không được nhận diện và đo lường hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến tính đúng đắn của thông tin trên báo cáo tài chính, và như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin.
    Bài viết nghiên cứu những lý thuyết liên quan tổn thất tài sản tài chính, qua đó tiếp tục tìm hiểu các bài báo nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về tổn thất tài sản tài chính.Vì tổn thất tài sản tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại, nên bài viết tập trung vào cách tính tổn thất tài sản tài chính và khoản dự phòng tổn thất tài sản tài chính tại ngân hàng thương mại.
    II. NỘI DUNG
    2.1.Tài sản tài chính
    2.1.1.Phân loại theo IAS 39
    Tài sản tài chính (TSTC) bao gồm 4 loại như sau:
    -Financial assets at FVTPL (Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý), bao gồm 2 loại:
    + TSTC thiết kế ban đầu theo giá trị hợp lý
    + TSTC nắm giữ để bán (vì mục đích lợi nhuận ngắn hạn)
    -Held to maturity (Tài sản tài chính nắm giữ đến đáo hạn)
    Đây là TSTC được doanh nghiệp nắm giữ cho đến khi đáo hạn nhằm mục đích hưởng lợi tức, được đo lường theo amortised cost.
    Trong trường hợp doanh nghiệp bán một phần không đáng kể của TSTC do kết quả của một sự kiện cá biệt không có tính lập đi lập lại và hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp thì tất cả phần còn lại của TSTC phải được phân loại như là TSTC sẵn sàng để bán cho năm nay và những năm tiếp theo.
    -Loans and receivables (Các khoản vay và phải thu)
    Đây là loại TSTC phi phái sinh với phần thu hồi cố định và được xác định trước và không có niêm yết trên thị trường hoạt động. Trong trường hợp người nắm giữ không thể thu hồi được phần lớn các khoản vay và phải thu vì sự suy giảm tín dụng thì TSTC này cần được phân loại như là TSTC sẵn sàng để bán.
    -Available-for-sale financial assets (Tài sản tài chính sẵn sàng để bán)
    TSTC loại này được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Mọi sự thay đổi trong giá trị hợp lý đều được phản ánh trong báo cáo thay đổi nguồn vốn, ngoài trừ phần lãi thu được (trên cơ sở phần lãi suất hiệu quả). Và chỉ được ghi nhận vào lãi lỗ khi TSTC này được xóa bỏ.
    2.1.2.Phân loại theo IFRS 9
    IFRS 9 – 2009 là bước ban đầu thay thế IAS 39 về cách ghi nhận và đo lường. Về phần phân loại TSTC, IFRS 9 đã thay đổi như sau:
    -TSTC theo amortised cost
    -TSTC theo giá trị hợp lý
    Sự phân loại này dựa trên cơ sở:
    ã BUS Model Test
    ã CF Test
    2.1.3.Tổn thất tài sản tài chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...