Luận Văn Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX - 1930

    Lịch sử đất nước trải qua hàng nghìn năm, đó là quá trình đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Chúng ta đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc cùng nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Con người Việt Nam đã anh dũng kiên cường chiến đấu, vượt qua những khó nhăn thử thách để vươn lên để khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh quật khởi của nhân dân ta chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp đã bùng nổ khắp nơi, nhưng đều bị nhấn chìm trong máu lửa. Tiếp theo thất bại của các cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế, Hương Khê, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy, Ba Đình . nhiều cuộc vận động chính trị, bạo động vũ trang đều tiến hành không thành công, phản ánh sự bế tắc về đường lối của cách mạng nước ta. Vì chưa có học thuyết cách mạng khoa học dẫn đường, nên những người yêu nước Việt Nam chưa tìm được phương hướng đúng đắn để đáp ứng sự nghiệp đấu tranh cao cả nhằm giải phóng đất nước và nhân dân. Chính trong thời điểm lịch sử ấy, trên vũ đài chính trị nước ta xuất hiện những chiến sĩ tiên phong trong lớp thanh niên đầy nhiệt huyết. Nối gót các nhà ái quốc nhiệt thành tiền bối, tiếp thu tinh hoa tư tưởng yêu nước truyền thống và mang khí phách anh hùng, họ đã trải qua biết bao phong ba, bão táp để ra đi tìm đường cứu nước. Mùa hè năm 1911, theo chiếc tàu buôn Amiral Latouche - Tréville, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn "đi xem nước Pháp và các nước làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào". Thời gian sau đó, người công nhân thủy thủ trẻ tuổi Tôn Đức Thắng với một tấm lòng yêu nước và khát khao được học hỏi, được tải nghiệm để về nước đấu tranh có hiệu quả hơn cũng có mặt trên mảnh đất quê hương của các chiến sĩ Công xã Pa-ri. Tại đây, Tôn Đức Thắng đã tích cựu hoạt động, luôn tìm mọi cách để nắm tin tức thời cuộc trên đất Pháp cũng như trong nước. Ngày 20/4/1919, dưới sự chỉ huy của Ủy ban Cách mạng trên chiến hạm France, lá cờ đỏ được Tôn Đức Thắng kéo tung bay phấp phới trên cột cờ chiếm hạm để phản đối cuộc binh biến Hắc Hải và ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga, chào mừng nhà nước vô sản đầu tiên trong lịch sử. Vào năm 1920, Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập tổ chức của những người thợ yêu nước với tên gọi Công hội Đỏ, đây là tổ chức Công hội bí mật đầu tiên cảu giai cấp công nhân Việt Nam ở sài gòn do Tôn Đức Thắng làm hội trưởng.

     
Đang tải...