Tài liệu Tóm tắt niên biểu lịch sử việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM

    I. Truyền thuyết Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng - Lạc Long Quân


    II. Nhà Thục (257- 208 trCN) 50 năm, quốc hiệu Âu Lạc, kinh đô Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh,
    Hà Nội)


    III. Phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) – Nhà Triệu (207 – 111 trCN) 97
    năm, quốc hiệu Nam Việt, kinh đô Phiên Ngung (gần Quảng Châu, Trung Quốc)


    IV. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN-39) 246 năm


    V. Trưng Nữ Vương (40 – 43) 3 năm


    VI. Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc lần thứ hai (43 - 453): 500 năm. Bà Triệu
    khởi nghĩa (248)


    VII. Nhà tiền Lý và nhà Triệu (544-602) 58 năm, quốc hiệu Vạn Xuân, kinh đô Long Biên


    VIII. Thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba - 336 năm (603-939)


    IX. Thời kỳ xây nền tự chủ (905 - 938)


    X. Nhà Ngô 26 năm (939-965), kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)


    XI. Nhà Đinh 12 năm (968-980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (huyện Gia Viễn, tỉnh
    Ninh Bình)


    XII. Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 - 1009)


    XIII. Nhà Lý (1010-1225) 215 năm, quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời đô về
    Thăng Long. Từ 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt


    DANH NHÂN THỜI LÝ


    XIV. Nhà Trần 175 năm (1225 - 1400), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long


    NHÂN VẬT LỊCH SỬ NỔI TIẾNG THỜI TRẦN


    XV. Nhà Hồ (1400-1407): quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô Tây Đô (Thanh Hóa)


    XVI. Hậu Trần (1407-1414)


    XVII. Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh đô hộ (1414-1427)


    XVIII. Triều Lê sơ 99 năm (1428-1527), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Đô (Hà Nội)


    XIX. Nhà Mạc 65 năm (1527-1592), kinh đô Đông Đô (Hà Nội)


    Danh nhân thời Lê - Mạc


    XX. Nhà Lê Trung Hưng: 255 năm (1533-1788)


    Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh


    XXI. Nhà Tây Sơn 24 năm 1778-1802, kinh đô Phú Xuân (Huế)


    XXII. Nhà Nguyễn 143 năm (1802-1945), quốc hiệu Việt Nam (từ Minh Mạng là Đại Nam), kinh
    đô Huế (Thừa Thiên)


    Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời


    XXIII. Nước Việt Nam mới


    Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta


    Lời giới thiệu cuốn sách TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM


    Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu lịch sử nước nhà của số đông Bạn đọc đã gửi thư về Ban biên tập
    trong thời gian qua, Tạp chí Quê Hương xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Tóm tắt niên biểu lịch sử
    Việt Nam do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành, người biên soạn là Hà Văn Thư và Trần
    Hồng Đức. Chúng tôi xin đăng toàn văn Lời giới thiệu của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh
    Thảo viết về tài liệu này để Bạn đọc tham khảo.


    Lịch sử là một khoa học kéo dài theo thời gian, người đọc dễ bị lôi cuốn và chìm trong biết bao sự
    kiện nối tiếp nhau, đan xen lớn, nhỏ vô cùng phong phú.


    Cuốn sách Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn giúp
    cho người đọc biết được tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam một
    cách xuyên suốt và ngắn gọn.


    Ở đây, người đọc có thể nắm bắt được những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, những anh hùng dân
    tộc và những nhân vật lịch sử có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của Tổ quốc Việt Nam.


    Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam là một hình thức biên soạn lịch sử tốt, giúp người đọc tìm hiểu
    lịch sử một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn trung thực, khoa học.


    Tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này cùng bạn đọc.


    Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân
    Thượng tướng Hoàng Minh Thảo


    I. Truyền thuyết Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng - Lạc Long Quân


    TÓM TẮT NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM


    - Thời kỳ đồ đá cũ: 300.000 năm trước đây.


    (Người vượn Việt Nam: Di tích núi Đọ, Văn hoá Sơn Vi)


    - Thời kỳ đồ đá giữa: 10.000 năm trước đây (Văn hoá Hòa Bình)


    - Thời kỳ đồ đá mới: 5 000 năm trước đây (Văn hoá Bắc Sơn, Bàn Trò).


    Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ,
    Thuận Thành, Bắc Ninh.


    Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Kinh
    Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau
    nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một
    bọc một trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt.


    Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung
    hợp thật khó. Bèn từ biệt, chia năm chục người con theo mẹ lên núi , năm chục người con theo cha về phía Nam miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi.


    Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ),
    chia nước ra làm 15 bộ:


    1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)


    2. Châu Diên (Sơn Tây)


    3. Phúc Lộc (Sơn Tây)


    4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)


    5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)


    6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)


    7. Lục Hải (Lạng Sơn)


    8. Ninh Hải (Quảng Yên)


    9. Dương Tuyền (Hải Dương)


    10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)


    11. Cửu Chân (Thanh Hóa)


    12. Hoài Hoan (Nghệ An)


    13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)


    14. Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)


    15. Bình Văn (?)


    Các đời Vua sau đều gọi là Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng Vương(*) . Đặt các tướng văn gọi là
    Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mỵ Nương,
    các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.


    Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản,
    mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức
    cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên
    và con người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm và đấu
    tranh giữ gìn bản làng, đất nước.


    Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần
    đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt.


    * Chú thích:


    (*) Ngôi Hùng Vương cha truyền con nối 18 đời, kéo dài hơn 2000 năm làm cho nhiều người hoài
    nghi và có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong truyền thuyết con số 9 và bội số của 9
    (18,36 .99 .) thường mang tính chất biểu tượng (số thiêng) chứ không có ý nghĩa toán học. Phải
    chăng 18 đời vua cũng có ý nghĩa là nhiều đời, truyền nối lâu dài


    Thời đại Hùng Vương có hai truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần
    đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Đó là truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương và truyền

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...