♣ 1. Dạng 1 . Xác định tên kim loại Áp dụng CT : n[SUB] KL[/SUB] . hóa trị kim loại = 2 n[SUB] Cl 2 [/SUB] = 2 n[SUB]H 2[/SUB] ( 1 ) Bài toán 1. Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, ở catot thu được 6 gam kim loại, ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là A.NaCl. B. KCl. C. BaCl[SUB]2[/SUB]. D. CaCl[SUB]2[/SUB] ♣ 2. Dạng 2. Muối cacbonat ( CO[SUB]3[/SUB] ) tác dụng với axit ( HCl , H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ) → Khí CO[SUB]2[/SUB] . Yêu cầu. a. Tính khối lượng muối clorua thu được b. Tìm tên kim loại c. Tính khối lượng từng muối ban đầu . Cách làm: Áp dụng CT : m[SUB]muối clorua [/SUB]= m[SUB]muối cacbonat[/SUB] + 11 . n[SUB] CO 2[/SUB] ( 2 ) n[SUB]muối [/SUB] = n[SUB] CO 2[/SUB] = n [SUB]HCl[/SUB] = n[SUB]H2O[/SUB] = n [SUB]H2SO4[/SUB] ( 3 ) Lưu ý. Em có thể sử dụng pp bảo toàn khối lượng để giải “ Tổng KL trước pứ = Tổng KL sau pứ ” Bài toán mẫu. Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thu được 0,2 mol khí CO[SUB]2[/SUB]. Khối lượng muối mới tạo ra trong dung dịch. A.36 B.26 C.13 D.32 Bài toán mẫu. Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO[SUB]3[/SUB] và BaCO[SUB]3[/SUB] bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO[SUB]2[/SUB] (đktc). Thành phần % số mol của BaCO[SUB]3[/SUB] trong hỗn hợp là A. 50%. B. 55%. C. 60%. D. 65%.