Luận Văn Tóm tắt các biện pháp phòng chống tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đườn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Việt Nam đang trên con đường phát triển, từng bước đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đai hoá. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc đạt được trong mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hoá .thì nước ta đang phải đối mặt với nhiều hệ quả của quá trình đô thị hoá, một trong những vấn nạn mà nước ta đang gặp phải đó là vấn nạn giao thông. Mấy năm trở lại đây trên phạm vi cả nước mà đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, vấn đề giao thông trở thành nỗi bức xúc cho người dân và thách thức cho các ngành chức năng trong việc tìm biện pháp ứng phó. Cảnh ùn tắc giao thông trong giờ tan tầm tại các thành phố lớn không còn xa lạ đối với người dân, họ phải đối mặt với nó hàng ngày. Thêm vào đó nạn đua xe trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô gây đau đầu cho lực lượng bảo vệ trật tự an toàn giao thông và nỗi khiếp sợ cho quần chúng nhân dân .Không thể kể hết những vấn đề khó khăn mà giao thông nước ta đang gặp phải. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông và các tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông là một đòi hỏi cấp thiết.
    Với mục đích tìm hiểu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề giao thông ở nước ta hiện nay em đã chọn bài tập :" Tóm tắt các biện pháp phòng chống tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội trong luận án tiến sĩ luật học của Bùi Kiến Quốc " để hoàn thành bài tập lớn học kỳ của mình.
    Bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn!







    NỘI DUNG
    I/ Tóm tắt những biện pháp đấu tranh, phòng chống tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội được tác giả đề cập trong luận văn.
    1) Các biện pháp về chính sách, pháp luật.
    - Về chính sách: Nhà nước cần có chiến lược phát triển giao thông vận tải dài hạn trong phạm vi toàn quốc và Thủ đô Hà Nôi, gắn kết chặt chẽ với chíên lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, mang tính ổn định cao. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của mình. Nhà nước cũng cần có một số chính sách liên quan đến an toàn giao thông sau:
    + Chính sách lâu dài về sản xuất và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải mang tính ổn định, nhất quán cao;
    + Chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo hướng ưu tiên phát triển giao thông công cộng, giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân, từng bước bố trí cơ cấu các phương tiện công cộng chiếm tỷ lệ áp đảo theo xu hướng của các nước phát triển.
    - Về pháp luật:
    + Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ. Các văn bản pháp luật đó bao gồm: Văn bản pháp luật đảm bảo về trật tự ATGT đường bộ, văn bản pháp luật về xử lý hành chính hành vi vi phạm quy định về ATGT đường bộ; BLHS cũng như những văn bản giải thích, hướng dẫn, áp dụng các điều luật quy định về tội vi phạm các quy về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng như những văn bản liên quan đến điều tra, xét xử tội phạm này.
    + Với việc thông qua Luật giao thông đường bộ, thực tiễn đòi hỏi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, như pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và nghị định quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm trật tự ATGT đường bộ và trật tự ATGT đô thị.
    Theo hướng:
    . Nâng cao thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trự tiếp và thường xuyên xử lý vi phạm tại chỗ thuộc lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và thanh tra giao thông.
    . Phân loại chi tiết, cụ thể các loại hành vi vi phạm để đưa ra các mức phạt phù hợp với từng hành vi cụ thể.
    + Đối với ngành công an cần xây dựng cơ chế phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cảnh sát giao thông và cảnh sát điều tra, tránh những hoạt động chồng chéo, nên quy định cho lực lượng cảnh sát giao thông chủ trì việc khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông.
    + Cần quy định mọi thông tin về tai nạn giao thông cần phải được chuyển đến lực lượng cản sát điều tra. Khi vụ việc xảy ra được xác định là nghiêm trọng thì lực lượng cảnh sát giao thông phải báo cho cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát biết để tiến hành khám nghiệm và làm công tác điều tra ban đầu.
    + Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định việc tạm giữ của cảnh sát giao thông khiến cho lực lượng này gặp nhiều khó khăn trong việc tạm giữ người và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn. Bộ Công cần xem xét, quy định cụ thể thẩm quyền của cảnh sát giao thông trong việc tạm giữ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...