Luận Văn Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ - phân tích thực tiễn tại huyện L

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ - phân tích thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình".

    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:


    Giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Giao thông là một hoạt động mang tính xã hội cao vì nó gắn liền với cuộc sống của con người, thông qua kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy giao thông đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi giao thông phát triển và tình hình trật tự an toàn giao thông được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền đề thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển của xã hội.

    Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản.

    Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yều tố quyết định cho sự phát triển của đất nước. Do đó, công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp. Trước diễn biến phức tạp của tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và hậu quả do tai nạn gây ra. Song song với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ cấu, phân luồng giao thông, tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, kiểm định phương tiện, cấm các loại xe không đủ thông số kĩ thuật lưu hành, Chính phủ và các cấp ngành liên quan cũng chú trọng tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì biện pháp hình sự được coi là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp phần bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đồng thời thể hiện được một cách đầy đủ chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ ta đối với lĩnh vực an toàn giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành luật giao thông đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và tài sản.

    Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình, với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đi qua và nhiều tuyến đường nhánh giao thông khác, với mật độ xe lưu thông lớn. Cùng với xu hướng phát triển chung của Đất nước, Lệ Thủy đang từng bước đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các dự án đầu tư cho việc phát triển giao thông vận tải ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Lệ Thủy đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch, giải tỏa mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng vè phương tiện tham gia giao thông, tình hình vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn diễn ra rất phức tạp, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.

    Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình diễn biến và các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là hết sức cấp thiết. Với những lý do trên, trong phạm vi của bài niên luận này, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ” và thực tiễn tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

    Chương XIX Bộ luật Hình sự 1999 quy định các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng, có thể chia các tội này thành hai nhóm chính là: Các tội xâm phạm an toàn giao thông và các tội phạm khác. Đối với nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, Bộ luật Hình sự 1999 quy định sáu tội, bao gồm:

    1/ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 202_Bộ luật Hình sự 1999 ).

    2/ Tội cản trở giao thông đường bộ ( Điều 203_Bộ luật Hình sự 1999 ).

    3/ Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn ( Điều 204_Bộ luật Hình sự 1999 ).
    4/ Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 205_Bộ luật Hình sự 1999 ).

    5/ Tội tổ chức đua xe trái phép ( Điều 206_Bộ luật Hình sự 1999 ).

    6/ Tội đua xe trái phép ( Điều 207_Bộ luật Hình sự 1999 ).

    Từ tình hình thực tế về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các tội phạm thuộc nhóm này là rất cần thiết bởi những hành vi phạm tội đó gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của một bài niên luận tội chỉ chọn nghiên cứu một loại tội: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 và liên hệ thực tế diễn biến tình hình vi phạm quy định pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy_Quảng Bình.

    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

    Việc nghiên cứu và viết báo cáo kiến tập thực tế là một nhiệm vụ của sinh viên Luật năm thứ 3 trong chương trình đào tạo Đại học Luật. Qua đó, giúp cho sinh viên hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, hệ thống hóa những kiến thức đã được truyền đạt của giảng viên qua những bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện tốt phương pháp học tập “học phải đi đôi với hành” để nâng cao hiệu quả của việc học tập hiện tại cũng như quá trình làm việc sau này.

    Trong quá trình nghiên cứu, kiến tập thực tế, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, trực tiếp là cô Nguyễn Thị Xuân_Giảng viên thuộc khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Huế. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt báo cáo kiến tập này.

    MỤC LỤC


    PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU Trang 1
    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Trang 1
    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trang 2
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trang 3

    PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .Trang 4
    CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Trang 4
    1. Cơ sở pháp lý .Trang 4
    2. Dấu hiệu pháp lý của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ .Trang 4
    2.1. Khách thể của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Trang 4
    2.2. Mặt khách quan của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Trang 5
    2.2.1- Hành vi khách quan của tội “ Vi phạm quy định về đều khiển phương tiện giao thông đường bộ .Trang 6
    2.2.2- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Trang 7
    2.2.3- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả tai nạn Trang 8
    2.2.4- Những biểu hiện khác của mặt khách quan Trang 9
    2.3. Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” .Trang 9
    2.4. Mặt chủ quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Trang 10
    2.4.1- Lỗi Trang 10
    2.4.2- Động cơ và mục đích của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Trang 11
    3. Đường lối xử lý và chính sách hình sự đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Trang 11
    4. Phân biệt tội phạm “Vi phạm quy định về diều kiển phương tiện GT đường bộ” và vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông đường bộ Trang 15

    CHƯƠNG HAI: TÌNH HÌNH TỘ PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ DIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ TẠI HUYỆN LỆ THỦY- TỈNH QUẢNG BÌNH Trang 16

    1. Tình hình tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại huyện Lệ Thủy-tỉnh Quảng Bình .Trang 16
    2. Thực tiễn đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GT đường bộ tại huyện Lệ Thủy- tỉnh Quảng Bình .Trang 22
    2.1. Công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Trang 22
    2.1.1- Công tác tham mưu, tuyên truyền Trang 22
    2.1.2- Công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ .Trang22
    2.1.3- Kết quả điều tra xử lý các hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ .Trang 23
    2.2. Một số vướng mắc trong công tác điều tra xử lý hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ .Trang 24

    CHƯƠNG BA: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” .Trang 26
    1. Nguyên nhân của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” .Trang 26
    2. Một số giải pháp góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” .Trang 30
    2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân Trang 30
    2.2. Đối với các cơ quan chức năng Trang 31
    2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo an toàn giao thông đường bộ .Trang 31
    2.4. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ Trang 32
    2.5. Kiệm toàn hơn nữa hệ thống pháp luật Trang 32
    PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Trang 34
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...