Luận Văn Tối ưu hóa quá trình làm trong dịch nho ép bằng Enzyme Pectinase

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Tối ưu hóa quá trình làm trong dịch nho ép bằng Enzyme Pectinase


    MỤC LỤC
    1.1 Giới thiệu chung về nho . 3
    1.1.1 Hình dạng, cấu tạo . 3
    1.1.2 Thành phần hóa học . 5
    1.1.2.1 Đường 6
    1.1.2.2 Acid hữu cơ 6
    1.1.2.3 Hợp chấtphenol 7
    1.1.2.4. Hợp chất nito . 8
    1.1.2.5. Hợp chất thơm . 8
    1.1.2.6. Chất khoáng 8
    1.1.2.7. Hợp chất pectin . 9
    1.2. Tổng quan về enzyme 9
    1.2.1 Đặc điểm của enzyme 9
    1.2.2 Enzyme pectinase . 13
    1.2.2.1 Giới thiệu về enzyme pectinase 13
    1.2.2.2 Ứng dụng của enzyme pectinase 16
    1.2.2.3 Những nghiên cứu sử dụng enzyme pectinase làm trong dịch quả 25
    1.3 Giới thiệu về phép thử cảm quan cho điểm . 26
    1.3.1 Giới thiệu về phép thử 26
    1.3.2 Phương pháp tiếnhành . 27
    1.3.3 Xử lý kết quả 27
    CHƯƠNG 2 -NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
    2.1 Nguyên liệu . 28
    2.1.1 Nho 28
    2.1.2 Enzyme pectinase . 28
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 29
    iii
    2.2.1 Quy trình 29
    2.2.2 Xác định các thông số biên . 30
    2.2.2.1 Bố trí thí nghiệm xác định giá trị biên về nhiệt độ 30
    2.2.2.2 Bố trí thí nghiệm xác định giá trị biên vềthời gian . 31
    2.2.2.3 Bố trí thí nghiệm xác định giá trị biênvềnồng độ 31
    2.2.3 Bố trí thí nghiệm tối ưu phương pháp làm trong dịch nho ép bằng enzyme
    pectinase . 32
    2.2.4 Đánh giá cảm quan khi sử dụng các phương pháp làm trong . 33
    2.2.4.1 Đánh giá cảm quan làm trong bằng phương pháp lọc . 34
    2.2.4.2 Đánh giá cảm quan làm trong bằng phương pháp ly tâm 34
    2.2.4.3 Đánh giá cảm quan làm trong bằng phương pháp sử dụng enzyme
    pectinase 35
    CHƯƠNG 3 -KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm trong dịch nho sử dụng
    enzyme pectinase . 36
    3.1.1 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình làm trong . 36
    3.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ủ trong quá trình làm trong 38
    3.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme trong quá trình làm trong . 40
    3.2 Xử lý kết quả quá trình tối ưu hóa theo phương pháp thực nghiệm . 41
    3.3 Kết quả đánh giá cảm quan của các phương pháp làm trong dịch nho ép 46
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 54
    Kết luận . 54
    Đề xuất ý kiến 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 55
    Phụ lục 1 . 62
    Phụ lục 2 . 64


    LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 300 loại nước giải khát các
    loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm
    béo, chữa bệnh . Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần là sản
    phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ trái cây và không có
    gas. Nhưng mấy năm gần đây do xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản
    phẩm nước không gas nên doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã mạnhdạn
    đầu tư dây chuyền mới để tung ra hàng loạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
    Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của Công ty nước giải khát hàng đầu Việt
    Nam Bidrico cho thấy, gần 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang các
    loại nước uống có chứa vitamine, ít ngọt, mùi vị tự nhiên.
    Năm 2010 các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã tăng sản lượng
    trên mức 20% so với năm 2009: Vinamilk tăng 30% sản lượng nước trái cây nhãn
    hiệu Fresh; Pepsi tăng 30% sản lượng nước giải khát không gas. Các nhà nhập khẩu
    cũng làm đa dạng thêm thị trường bằng những mặt hàng cùng loại có thương hiệu:
    Ligo, Welch"s, Regain, Berri, Drwitt . Công ty Delta cũng khẳng định sẽ sản xuất
    nhiều sản phẩm nước trái cây, đặc biệt là các loại sử dụng nguyên liệu có tác dụng
    thanh nhiệt:atisô, mía lau, sâm, bí đao .
    Nhờ ưu thế là một nước nhiệt đới có nhiều loại trái cây đa dạng, hiện nay
    nước giải khát sản xuất từ trái cây đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan
    tâm khai thác. Theo công bố nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là
    nước trái cây tại Việt Nam tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm.
    Nắm bắt được xu hướng đó, việc tính nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và
    nâng cao chất lượng nước trái cây được đẩy mạnh ở từng doanh nghiệp thực phẩm.
    Thường trong các công đoạn sản xuất nước quả có sử dụng các enzyme để nâng cao
    chất lượng và hiệu suất sản xuất. Ứng dụng của các enzyme đã được chứng minh
    tính hiệu quả cao từ lâu. Những enzyme thường được sử dụng như amylase,
    protease, pectinase ứng dụng khá nhiều, đặc biệt là pectinase trong công nghệ chế
    2
    biến nước giải khát Vì thế việc sử dụng enzyme trong ngành công nghệ giải khát
    là cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Trong lĩnh vực thức uống, enzyme pectinase có tác dụng là một chất làm
    trong dịch quả nhằm tránh tình trạng sản phẩm bị phân tầng trong thời gian bảo
    quản. Những nghiên cứu về enzyme pectinase cho thấy enzyme này hoạt động tốt ở
    khoảng nhiệt độ 30-60
    o
    C với thời gian ủ 60-120 phút và ứng dụng với dịch chuối
    nhiệt độ tối ưu là 43,2
    o
    C với thời gian ủ 80 phút [69], dịch sapoche ở nhiệt độ tối ưu
    là 40
    o
    C, thời gian ủ 120 phút [28]. Trong luận văn này tôi nghiên cứu sâu hơn quá
    trình lọc trong dịch nho ép bằng enzyme pectinase để tìm ra nhiệt độ, thời gian ủ và
    nồng độ tối ưu.
    Mục tiêu đề tài
    Mục tiêu của đề tài nhằm xác định các thông số về nồng độ enzyme
    pectinase nhiệt độ ủ, thời gian xử lý trong quá trình làm trong dịch nho ép.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài
     Xác định các thông số trong quá trình làm trongdịch nho ép
    - Xác định khoảng nghiên cứu của nhiệt độ ủ, thời gian xử lý, nồng độ
    enzyme pectinase
    -Tối ưu hóa các thông số của nhiệt độ ủ, thời gian xử lý, nồng độ enzyme
    pectinase trong quá trình làm trong dịch nho
     So sánh chất lượng cảm quan của dịch nho ép giữa các phương pháp làm
    trong khácnhau


    CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN
    1.1 Giới thiệu chung về nho
    Nho là nguyên liệu thô quan trọng để làm rượu và dịch quả vì thế khi hiểu rõ
    tính chất vật lý và thành phần hóa học sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm.
    Hình 1.1 Nho Phan Rang
    Nguồn: http://vi.wikipedia.org
    1.1.1 Hình dạng, cấu tạo
    Nho là loại quả mọng, mọc thành chùm trên các cây dạng dây leo thân gỗ,
    sinh trưởng lớn hơn 2 năm và rụng lá theo mùa Nho khi chín có thể được sử dụng
    trực tiếp hoặc dùng làm mứt, nước ép, thạch, dấm, rượu, chiết xuất dịch từ hạt, nho
    khô, mật đường và chiết xuất dầu từ hạt. Nho thường được sử dụng nhiều trong sản
    phẩm có chứa nhiều đường. Nó có hình dạng cầuvà elipsđặc trưng.
    Các phần chính trong quả nho là vỏ, thịt và hạt.
    Vỏ nho
    Nho có lớp vỏ mỏng được xem như là lớp vỏ ngoài bao xung quanh trái, gồm
    có6-10 lớp tế bào, nó được bao phủ bởi láp sáp gọi là cutin. Không giống như các
    loại thực vật khác, cấu trúc của vỏ nho rất ít các lỗ khí. Vì thế hàm lượng nước
    muốn thoát ra phải qua lớp sáp cutin và thườngthì tốc độ thoát hơi nướcrất chậm.
    Dưới lớp vỏ mỏng bên ngoài thì nho còn một lớp mỏng gọi là lớp dưới da
    gồm các tế bào hình dạng phẳng. Những tế bào này có xu hướng tạo ra hợp chất
    4
    phenol nồng độ cao khi nho chín, đây cũng là hợp chất ảnh hưởng tới mùi, vị, màu
    sắc của nho đồng thời các yếu tố cảm quan của sản phẩm từ nho như nước ép, rượu
    vang.
    Thành phần chính của lớp vỏ: yếu tố tạo màu, tannin, hợp chất thơm, kiềm
    và các chất khoáng.
    Thịt quả
    Tế bào chủ yếu trong thịt quả thường có kích thước lớn và hình cầu khác so
    với tế bào ở vỏ.
    Những tế bào này thưòngcó kích thước không bào lớn, nơi này sẽ bị thay thế
    bởi các hợp chất đường, acid, hợp chất phenol khi nho chín.
    Những tế bào thịt quả phân chia rất nhanh sau ba tuần nho ra hoa, và tỉ lệ
    phân chia còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường. Sau giai đoạn phân chia thì các tế
    bào hoạt động chậm lại, và thường có xu hướng tổng hợp để tăng kích thước.
    Kích thước thịt quả thường được quyết định bởi số lượng và kích thước của
    các tế bào bên trong.
    Tế bào thịt quả chứa nhiều khoảng không bào lớn bên trong có dịch hoặc
    chất dinh dưỡng. Khi nho bị dập, những tế bào trong thịt quả thường bị phá vỡ và
    làm thoát dịch ra ngoài.
    Hạt nho
    Hạt nho thường có lớp vỏ bao ngoài, nội nhũ, phôi, thường khi mới phát
    triển, nội nhũ sẽ là nguồn dinh dưỡng để nuôi phôi của hạt. Kích thước của nho
    cũng bị ảnh hưởng bởi số hạt có bên trong nó. Vỏ hạt cũng chứa hàm lượng tannin
    cao, cũng như hợp chất phenol. Tuy nhiên hợp chất phenol này giảm dần khi nho
    chín và phenol thì thường tạo vị đắng chát nếu sử dụng hạt nho.
    5
    Hình 1.2Cấu tạo nho
    Nguồn: http://wikipedia.org/grape
    1.1.2Thành phần hóa học
    Nho tươi chứa 70-80% lượng nước và nhiều chất hòa tan khác bên trong.
    Những chất hòa tan này bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. Một số chất quan trọng
    như:
     Đường
     Acid hữu cơ
     Hợp chất phenol
     Hợp chất nito
     Hợp chất thơm
     Hợp chất pectin
     Khoáng
    Bảng 1.1 Thành phần hóa học của nho Phan Rang
    Nguồn:http//Wikipedia.com/nhophanrang
    Chỉ tiêu Nước
    (%)
    pH Đường
    (g/l)
    Acid
    tổng số
    (g/l)
    Pectin
    (g/l)
    Tro (%) Nito
    (g/l)
    Tỷ lệ 90 3,3 126 6,45 2,196 0,68 0,276
    6
    1.1.2.1 Đường
    Trong nho, đường chiếm một phần lớn trong hàm lượng chất tan. Glucose và
    fructose là 2 đường chính ở trong dịch ép. Hàm lượng đường trong nho chín có thế
    đạt từ 100-150g/l dịch ép. Đối với nho chưa chín thì hàm lượng glucose chiếm
    nhiều hơn. Khi nho bắt đầu chín thì tỉ lệ glucose và fructose hiện diện ngang nhau,
    còn nho chín quá thì hàm lượng fructose vượt quá glucose nhiều lần. Fructose,
    glucose và sucrose có độ ngọt khác nhau, sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo độ ngọt
    thì : fructose, sucrose, glucose. Nếu tính theo tỉ lệ fructose là 100 thì sucrose là 84
    và glucose là 66. Đây là một yếu tố quan trọng đối với nhà sảnxuất rượu hoặc nước
    giải khát. Ví dụ nếu nhà sản xuất mong muốn nước giải khátcó vị ngọt cao thì họ sẽ
    cần nhiều sucrose hơn fructose để đạt tới điểmcảm quanmong muốn.
    Glucose và fructose là những loại đường có thể lên men. Trong suốt quá trình
    lên men, nấm men sẽ chuyển hóa đường thành rượu và CO
    2
    . Hàm lượng alcohol sản
    sinh ra có liên quan tới hàm lượng đường ban đầu trong dịch ép, vì thế để khống
    chế hàm lượng alcohol trong dịch thì nên khống chế hàm lượng đường ban đầu. Có
    thể tham khảo thêm công thức giữa lượng đường và alcohol trong rượu:
    o
    Brix x 0,55 = % alcohol trong rượu.
    Hàm lượng đường trong dịch nho ép thường được biểu hiện thông qua độ
    Brix. Đơn vị Brix được biểu hiện cho hàm lượng đường có trong100gram dịch ép,
    tuy nhiên thông thường thìcó thể quy đổi thành hàm lượng đường có trong 100ml
    dịch ép. Thông số này có thể được đo bằng thiết bị khúc xạ kế. Hàm lượng đường
    cũng có thể đo bằng tỷ trọng kế sau đó chuyển đổi qua độ Brix.
    1.1.2.2 Acid hữu cơ
    Cũng như hàm lượng đường thì acid hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng
    trong dịch ép và rượu nho. Nó đóng vai trò tạo vị chua và ảnh hưởng tới các tính
    chất ổn định, màu sắc và pH trong rượu. Các acid quan trọng được tìm thấy trong
    nho là: tartaric, malic và citric. Nhiều acid hữu cơ khác như amino acid cũng được
    thấy tuy nhiên acid tartaric và malic đã chiếm trên 90% tổng acid có trong nho. Ở


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Hà Duyên Tư, Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, nhà xuất bản Khoa
    Học Kỹ Thuật.
    2. Ngô Xuân Mạnh, Trần Thị Lan Hương, Ứng dụng chế phẩm enzyme
    pectinex để nâng cao hiệu suất trích ly và chất lượng nước quả dứa
    (Ananas comusus) tự nhiên.
    3. Phạm Thị Trần Châu, Trần Thị Áng, Hóa sinh học, nhà xuất bản Nông
    Nghiệp.
    4. A.G.Liew Abdullah, 2007 Response surface optimization of conditions for
    clarification of carambola fruit juice using a commercial enzyme, .Journal
    of food engineering81 (2007) 65-71
    5. Aguilar, G và C. huirton, 1990, Constitutive exo-pectinase produced by
    Aspergillus sp. Biotechnology Letters 1990 Vol. 12 No. 9 pp. 655-660
    6. Albersheim, 1960, Spliting of pectin chain molecules in neutral solutions,
    Bioresource Technology, Vol 3, pp 215-227.
    7. Alkorta, 1998, Industrial applications of pectic enzymes: A review, Process
    Biochemistry Vol. 23 No. 5 pp.17-25
    8. Alkorta, 1998, Industrial of pectic enzymes: A review, Process
    Biochemistry Vol. 33 No. 1pp. 21-28
    9. Arias, Burns, 2002, A pectinmethylesterase gene associated with a
    heatstable extract from citrus, Journal of agricultural and food chemistry
    Vol 50 pp.3465-72
    10. Assis, 2004, Screening of supports for the immobilization of pectinmethylesterase from aceola (Malpighia glabra), Biotechnology and
    Applied Biochemistry, Vol 29, pp133-40.
    11. Beg, 2000, Effect of amino acids on production of xylanase and pectinase
    56
    from Streptomyces, Enzymes in food processing, pp 363-399.
    12. Blanco, 1999, Production of pectic enzymes in yeast, FEMS Microbiology
    Letters, Vol 175 p1-9.
    13. Bruhlmann, 1994, Pectinolytic enzymes from actinomycetes for degumming
    of romie bast fiber,Food chemistry , Vol 13 pp 171-201.
    14. Cao, 1992, Screening of pectinase producer from alkalophilic bacteria and
    study on its potential application in degumming of ramie, Enzyme
    MicrobialTechnology Vol 14 pp 1013-1016.
    15. Codner, 2001, Pectinolytic and cellulolutic enzymes in the microbial
    modification of plants tissues, Microbial Enzymes and Biotechnolog, Vol
    77, pp 215-227.
    16. Corredig, 2000, Seperation of thermostable pectinmethylesterase from
    marsh grapefruit pulp, Journal of agricultural and food chemistry ,Vol 48
    No 10 pp.4918-23.
    17. Cosgrove, 1997, Assembly and enlargement of the primary cell wall in
    plants,Microbial Enzymes and BiotechnologyVol 13 pp 171-201.
    18. De Loenzo, 1987, Introduction of extracellular polygalacturonases and its
    mRNA in the phytopathogenic fungus Fusarium moniliforme, Journal of
    General Microbiology Vol 133 pp 3365-3373.
    19. De Vos,1973, Pectolytic enzymes in apple juice extraction,Food chemistry
    20. Elegado, Fujio, 1994, Purification and some properties of
    polygalacturonase from Rhizopus sp., Symbiosis, Vol 2, pp 79-90.
    21. Fayyax, 1993, Pectinesterase extraction from papaya, Journal of Food
    Engineer, Vol 73, pp 55-63.
    22. Forster, 1988, Pectinesterase from Phytophthora infestans, Methods
    Enzymol, Vol 13 pp 171-201.
    23. Gainvors, 1994, Detection of polygalacturonase, pectin lyase and
    pectinesterase activities in Saccharomyces cerevisiae strain, Archieves of
    Biochemistry and Biophysics, Vol 33, pp 212-227.
    57
    24. Grassin and Fau quembergue, 1996, Fruit juice, Bioresource Technology,
    Vol 77, pp 215-227.
    25. Gummadi, 2003, Purification and biochemical properties of microbial
    pectinases: a review, FEBS Letters, Vol 400, pp 122-126.
    26. H.A.Murah, H.H.Azzard, 2011, Microbial pectinases and Ruminant
    nutrition, Research of microbiology , Vol 40, pp 2931-2944.
    27. H.N.Sin, 2006, Optimization of enzymatic clarification of sapodilla juice
    using response surface methodology, Journal of Fermentation and
    Bioengineer, Vol 77, pp 370-375.
    28. Hadj-taieb, 2002, Hyper production of pectinase activities by fully
    consitutive mutant of Penicillium occitanis, Microbial Enzymes and
    Biotechnolog, Vol 77, pp 215-227.
    29. Hasunuma, 2003, Methanol production is enhanced by expression of
    Aspergillus niger pectin methylesterase in tobaccco cells, Journal of
    industrial microbiology & biotechnology, Vol 20, No 1, pp 34-38.
    30. Huang, 1997, An exo-poly-a-D-galactunoroisidase, Pheh,B is required for
    wild type virulence of Ralstonia solanacearum, Current microbiology, Vol
    28, No 4, pp 193-196.
    31. Huang, 1999, Purification and characterization of an endopolygalacturonase from Verticillum albo-atrum, Archieves of Biochemistry
    and Biophysics, Vol 141, pp749-757.
    32. Innocenzo, 2001, Effect of gamma irradiation on softening changes and
    enzyme activities during ripening of papaya fruit, Journal of Food
    biochemistry, Vol 25, pp 425-238.
    33. Jayani, 2005 Microbial pectinolytic enzymes a review, Process
    Biochemistry, Vol 40, pp 2931-2944.
    34. Karam, 1995, Detection of polygalacturonase and pectinesterases in lactic
    acid bacteria, World journal of microbiology and biotechnology, Vol 11,
    No 5, pp559-563.
    58
    35. Kashyap, 2001, Applications of pectinases in the commercial sector: A
    review , Bioresource Technology, Vol 77, pp 215-227.
    36. Kawano, 1999, Comparative study of intracellular and extracellular
    pectinase produced by Penicillium frequentans, Biotechnology and Applied
    Biochemistry, Vol 29, pp133-40.
    37. Kilara, 1982, Enzymes and their uses in the processed apple industry: a
    review ,Bioprocessand biosystems engineering, V ol 19, No 5, pp355-361.
    38. Kobayashi, 2001, Purification and properties of a galacturonic acidreleasing exopolygalacturonase from a strain of Baciillus , Bioscience
    Biotechnology Biochemistry, Vol 65, pp 842-7.
    39. Kumar, Palanively, 1999, Purification and characterization of an
    exoplolygalacturonase from the thermophilic fungus, Theremomyces
    lanuginosu, Bioprocess, Vol 77, pp 370-375.
    40. Laurent, 2000, Overproduction in Escherichia coli of the pectin
    methylesterase A from Erwinia chrysanthemi3937: one-step purification,
    biochemical characterization and production of polyclonal antibodies,
    Canadian Journal Microbiology, Vol 46, No 5, pp 474-80.
    41. Luh, Phaff, 1951, Studies on polygalacturonase of certain yeast, Archieves
    of Biochemistry and Biophysics, Vol 33, pp 212-227.
    42. Macdonald,Evans 1996, Purification and properties of apple
    pectinesterase,Journal of the Science of Food and Agriculture, Vol 70, pp
    321-326.
    43. Maceira, 1997, Purification and characterization of a novel
    exopolygalacturonase from Fusarium oxysporum, FEMS Microbiology
    Letters, Vol 154, pp 37-43.
    44. Maldonado, 1994, Purification and characterization of pecinesterase
    produced by a strain of Aspergillus niger, Enzyme and Microbial
    Technology, Vol 14, pp 832-836.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...