Tài liệu Tối ưu hoá quá trình cắt và lựa chọn dụng cụ cắt và lựa chọn dụng cụ cắt cho máy cnc

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3.1. Tối ưu hoá quá trình cắt gọt.

    3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tối ưu hoá.

    Tối ưu hóa quá trình gia công cắt gọt là phương pháp nghiên cứu xác định chế độ cắt tối ưu thông qua mối quan hệ việc xây dựng mối quan hệ toán học giữa hàm mục tiêu kinh tế với các thông số của chế độ gia công ứng với một hệ thống giới hạn về mătỵ chất lượng, kỹ thuật và tổ chức của nhà máy.

    Các bước cơ bản của việc nghiên cứu tối ưu hóa quá trình cắt gọt bao gồm:

    - Xây dựng hàm mục tiêu của quá trình gia công.

    - Xây dựng các giới hạn từ đó xác định miền giới hạn của bài toán

    - Khảo sát, biện luận để xác định chế độ công nghệ hợp lý

    3.1.2. Các hình thức tối ưu hoá.

    Có hai phương pháp tối ưu hóa quá trình cắt gọt đó là tối ưu hóa tĩnh và tối ưu hóa động

    1. Tối ưu hóa tĩnh

    Tối ưu hóa tĩnh hay còn gọi là tối ưu hóa trước là quá trình nghiên cứu và giải quyết bài toán tối ưu dựa trên mô hình tĩnh của quá trình cắt.

    Nhược điểm của tối ưu hóa tĩnh là không chú ý đến động lực của quá trình cắt, nghĩa là không chú ý đến các đặc điểm mang tĩnh chất ngẫu nhiên và thay đổi theo thời gian như:

    - Độ cứng của vật liệu gia công không đồng nhất.

    - Lượng dư gia công không đều.

    - Lượng mòn của dao thay đổi theo thời gian

    - Sau khi xác định được chế độ cắt gia công hợp lý người ta tiến hành điều chỉnh máy làm việc theo các thông số của chế độ đó. Trong quá trình làm việc các thông số này được điều chỉnh lại.

    Do đặc điểm trên đây tối ưu hóa tĩnh chưa giải quyết vấn đề triệt để. Mặc dù vậy ngày nay tối ưu hóa tĩnh vẫn được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi vì nó rất đơn giản, dễ áp dụng và đảm bảo tính hiệu quả
     
Đang tải...