Báo Cáo Tối ưu hóa mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm phomat dạng gouda bằng phương pháp

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tối ưu hóa mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm phomat dạng gouda bằng phương pháp định hướng thị trường
    TÓM TẮT

    ​Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp phân tích thị trường và phân tích cảm quan để khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm phomat Gouda. Trong phân tích thị trường, thói quen sử dụng sản phẩm và mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm phomat được khảo sát dựa trên một bảng câu hỏi được cấu trúc sẵn. Phương pháp phân tích cảm quan sử dụng một hội đồng người thử đã qua huấn luyện để mô tả, xác định những tính chất cảm quan tiêu biểu cùng cường độ của chúng cho tám sản phẩm phomat loại Gouda, đồng thời khảo sát mức độ ưa thích của 500 người tiêu dùng trên những sản phẩm phomat đó. Kết quả cho thấy mức độ chấp nhận của người tiêu dùng đối với phomat dao động tùy theo từng người và liên quan đến mức độ ưa thích của người tiêu dùng với những tính chất cảm quan tiêu biểu của từng loại phomat. Người tiêu dùng có khuynh hướng ưa thích những sản phẩm phomat béo, màu vàng, mặn và có mùi phomat đặc trưng, cũng như sản phẩm có độ ẩm cao và béo, trong khi đó, họ ít ưa thích phomat có vị bột ngọt, cứng, có nhiều protein hòa tan và chua.


    ABSTRACT

    ​The formulation and Marketing of new food products are very complex and there are many interacting influences on consumer acceptance, e.g. the person, the food product and the environment. Market analysis and sensory analysis were used to determine consumer preferences for Gouda-type cheeses. Consumers' attitudes, perceptions and purchase behaviour were investigated by means of a structured questionnaire. Eight Gouda-type cheeses were objectively assessed by a trained panel using descriptive sensory profiling, and, in parallel, were hedonically rated by 500 naive consumers. The cheeses acceptance varies widely among consumer and is related to consumer preference for different cheese profiles. Preference mapping was used to examine the relationship between descriptive sensory data and consumer responses. Consumers preferred cheeses described as “greasiness", “yellow”, “saltiness” and “cheese flavour” as well as “humidity” and “fat”, whereas they least liked a cheese described as “umami”, ‘hardness” ,“solute protein” and “acidity”.
    Keyword: Consumers’ attitudes, cheeses, sensory analysis, preference mapping, chemical composition.
     
Đang tải...