Luận Văn Tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa vật phẩm cho mặt hàng bia tại công ty xuất nhập khẩu Quảng Na

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 6/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI đẦU
    Cùng với sự phát triển chung của đất nước thì đời sống của nhân dân ngày
    được cải thiện, nhu cầu thưởng thức các loại thức uống ngày càng cao. Chưa bao
    giờ sự lựa chọn của con người lại phong phú như vậy. Bia thì có rất nhiều loại
    như bia Sài Gòn, bia Huda, bia Zorok, bia Tiger Sản phẩm đa dạng có mặt ở
    mọi nơi từ siêu thị, nhà hàng, các cửa hàng, đại lý. Chính sự đa dạng về kênh
    phân phối đã tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm.
    Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam cũng là một doanh nghiệp mạnh trong
    việc phân phối bia ở thị trường Quảng Nam. để giữ vững và gia tăng thị phần về
    phân phối bia, công ty đã xem việc hoàn thiện kênh phân phối là một quyết định
    chiến lược. Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua tìm hiểu hệ thống phân phối
    hiện tại của Công ty nói chung và hệ thống phân phối sản phẩm bia nói riêng em
    thấy hoạt động của kênh phân phối chưa thật sự hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức
    này, em lựa chọn đề tài là “TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÀNG
    HÓA VẬT CHẤT CHO MẶT HÀNG BIA TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP
    KHẨU QUẢNG NAM” với mong muốn giúp kênh phân phối cấp 1 từ Công ty
    đến các nhà hàng đạt hiệu quả cả về thời gian lẫn chi phí.
    đề tài gồm có ba phần:
    Phần 1: Cơ sở lý luận
    Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hệ thống
    phân phối bia tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam.
    Phần 3: Giải pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa vật chất
    cho mặt hàng bia ở kênh cấp 1 tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam.
    Em xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn của thầy Nguyễn Phúc Nguyên và
    cô đinh Thị Lệ Trâm và sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị nhân viên trong Công
    ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Do thời
    gian và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này chắc chắn không tránh
    khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
    Sinh viên thực hiện

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI đẦU . . i
    MỤC LỤC . ii
    MỤC LỤC BẢNG BIỂU vii
    MỤC LỤC HÌNH VẼ ix
    GIỚI THIỆU .1
    Lý do chọn đề tài . .1
    Mục tiêu của đề tài .1
    Phương pháp nghiên cứu .2
    Phạm vi nghiên cứu .2
    Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    1.1 Phân phối 3
    1.1.1 định nghĩa .3
    1.1.2 Tầm quan trọng của phân phối .3
    1.1.3 Vai trò của phân phối .3
    1.1.4 Chức năng của phân phối .3
    1.2 Phân phối hàng hóa vật chất 3
    1.2.1 Giới thiệu 3
    1.2.2 Mục tiêu của việc phân phối hàng hóa vật chất .4
    1.2.3 Xử lý đơn đặt hàng .5
    1.2.4 Lưu kho 5
    1.2.5 Xác định mức tồn kho cần thiết 6
    1.2.6 Vận chuyển . .7
    1.3 Các yếu tố liên quan đến quá trình phân phối hàng hóa vật chất .9
    1.3.1 Mô hình quy mô lô đặt hàng hiệu quả 9
    1.3.2 Dự báo nhu cầu 10
    1.3.3 Lựa chọn địa điểm 12
    1.3.4 Bài toán lập hành trình vận chuyển 15
    Phần 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT đỘNG kinh doanh VÀ
    THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI BIA TẠI CÔNG TY XUẤT
    NHẬP KHẨU QUẢNG NAM 16
    2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty XNK Quảng Nam .16
    2.1.1 Tổng quan về Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam .16
    2.1.1.1 Giới thiệu chung 16
    2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển . 17
    2.1.1.3 Sứ mệnh của Công ty .17
    2.1.1.4 Phương hướng mục tiêu phát triển của Công ty .17
    2.1.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 18
    2.1.1.6 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty . 19
    2.1.2 Nguồn lực của Công ty 23
    2.1.2.1 đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty 23
    2.1.2.2 đặc điểm tình hình tài chính của Công ty . .24
    2.1.3 Môi trườngkinh doanh 27
    2.1.3.1 Môi trường vĩ mô . .27
    2.1.3.1.1 Môi trường kinh tế .27
    2.1.3.1.2 Môi trường chính trị pháp luật .28
    2.1.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội .28
    2.1.3.1.4 Môi trường tự nhiên . 29
    2.1.3.2 Phân tích cạnh tranh 29
    2.1.3.2.1 Các lực lượng cạnh tranh .29
    2.1.3.2.2 Năng lực thương lượng của người mua .31
    2.1.3.2.3 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp . 32
    2.1.3.3 Mô hình SWOT .33
    2.1.3.3.1 điểm mạnh: . 33
    2.1.3.3.2 điểm yếu: 33
    2.1.3.3.3 Cơ hội . 33
    2.1.3.3.4 đe dọa: . .33
    2.1.3.4 Tình hình kinh doanh .34
    2.1.3.4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh . 34
    2.1.3.4.2 Tình hình hiệu quả kinh doanh .35
    2.1.3.4.3 Tình hình tiêu thụ 38
    2.1.3.5 Các chính sách hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm . .40
    2.1.3.5.1 Thị trường mục tiêu 40
    2.1.3.5.2 Chính sách sản phẩm .41
    2.1.3.5.3 Chính sách giá .41
    2.1.3.5.4 Chính sách cổ động . .42
    2.2 Thực trạng hệ thống phân phối bia của Công ty XNK Quảng Nam .43
    2.2.1 Thị trường tiêu thụ . 44
    2.2.2 Phân tích thực trạng phân phối bia 44
    2.2.2.1 Chính sách phân phối của Công ty .44
    2.2.2.1.1 Mạng lưới phân phối bia .45
    2.2.2.1.2 Các xung đột trong kênh 47
    2.2.2.1.3. Thành viên trong kênh .47
    2.2.2.1.4 Hệ thống phân phối hàng hóa vật chất 49
    2.2.2.1.4.1 Hệ thống lưu kho hiện tại 49
    2.2.2.1.4.2 Hệ thống tồn kho: 49
    2.2.2.1.4.3 Xử lý đơn đặt hàng và vận chuyển: 50
    2.3 đánh giá: .50
    Phần 3 GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
    HÀNG HÓA VẬT CHẤT 52
    3.1 Cơ sở tiền đề, mục tiêu và phạm vi đề tài . .52
    3.1.1 Cơ sở tiền đề 52
    3.1.2 Mục tiêu của đề tài 52
    3.1.3 Phạm vi đề tài .52
    3.2 Lựa chọn thị trường . 53
    3.2.1 Phân đoạn thị trường 53
    3.2.2 đánh giá 54
    3.2.2.1 Quy mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường . 54
    3.2.2.2 Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân đoạn thị trường .56
    3.2.2.3 Mục tiêu và nguồn lực doanh nghiệp 56
    3.2.3 đo lường nhu cầu thị trường 56
    3.3 Dự báo nhu cầu thị trường .58
    3.3.1 Dự báo theo chỉ số thời vụ . 58
    3.3.2 Dự báo bằng phương pháp bình quân 60
    3.3.2.1 Bình quân trượt đơn giản 60
    3.3.2.2 Bình quân trượt có trọng số . .60
    3.3.3 Dự báo xu hướng tuyến tính . 61
    3.3.4 Mô hình dự báo kết hợp . .61
    3.3.5 Tổng hợp 62
    3.4 Quy trình tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa vật chất .65
    3.4.1 Mục đích và lý do của việc tối ưu hóa hệ thống phân phối 66
    3.4.2 Căn cứ để xây dựngquy trình .66
    3.4.3 Quy trình tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa vật chất 67
    3.4.4 Chính sách đối với khách hàng là nhà hàng . .74
    3.4.4.1 Ràng buộc về phía Công ty . .75
    3.4.4.2 Ràng buộc đối với nhà hàng 76
    3.5 Chính sách cho khách hàng bán lẻ (nhà hàng) . 77
    3.5.1 đặc điểm 77
    3.5.2 Chính sách kích thích nhà bán lẻ 78
    3.5.2.1 Chính sách hỗ trợ .79
    3.5.2.2 Mở rộng chính sách tín dụng cho đối tượng khách hàng 79
    3.5.2.2.1 Phân loại khách hàng . .79
    3.5.2.2.2 Chiết khấu và thời hạn tín dụng 83
    3.6 Mức tồn kho cần thiết 88
    3.7 xây dựng nhà kho . 90
    3.7.1 Xác định số lượng nhà kho .91
    3.7.2 Lựa chọn địa điểm 91
    3.7.2.1 Phương pháp quy hoạch tuyến tính 92
    3.7.2.2 Phương pháp cho điểm có trọng số .94
    3.7.3 Các yếu tố liên quan đến nhà kho .95
    3.8 Vận chuyển .96
    TỔNG KẾT .103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
    PHỤ LỤC 105
    GIỚI THIỆU


    Lý do chọn đề tài
    Môi trường kinh doanh ngày càng phong phú, sự cạnh tranh ngày càng
    gia tăng. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm, thực hiện
    các hoạt động xúc tiến, các chương trình khuyến mại thì hoạt động phân phối
    cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hầu
    hết các doanh nghiệp thiết kế các kênh phân phối của mình theo từng yêu cầu
    riêng lẻ mà chưa gắn kết với các đối tác trong hệ thống kênh phân phối cũng như
    với người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Việc thay đổi các kênh phân phối là
    việc làm khó khăn nhất so với thay đổi các yếu tố khác trong chiến lược tiếp thị
    của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần có một chiến lược mới để tiếp
    cận thị trường, đó là thực hiện quản trịkênh phân phối - đây là mắt xích quan
    trọng nhất để có thể mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham gia trong kênh.
    Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Nam là Công ty kinh doanh đa lĩnh vực, Công
    ty xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản. Còn ở thị trường trong nước thì
    Công ty chú trọng đến việc phân phối các mặt hàng chính là xăng dầu, bia,
    đường. Hiện nay hệ thống phân phối các sản phẩm này hoạt động khá hiệu quả
    nhưng vẫn còn có sự chồng chéo lẫn nhau. để có thể cạnh tranh thành công trong
    thị trường nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Công ty chú trọng đến việc
    cải thiện hệ thống phân phối và quản trị kênh một cách hiệu quả hơn. Xuất phát
    từ lý do đó nên em lựa chọn đề tài trên làm chuyên đề thực tập.
    Mục tiêu của đề tài
    đánh giá tính hiệu quả của các nhà kho hiện tại và mạng lưới phân
    phối hiện có.
    xây dựng quy trình tối ưu hóa hệ thống phân phối hàng hóa vật chất cho sản phẩm bia ở kênh cấp 1 tại công ty nhằm đạt được tính tối ưu về thời gian và chi phí.
    xây dựng thêm một số nhà kho mới nhằm tối thiểu hóa chi phí vận chuyển và các chi phí khác có liên quan bao gồm việc xác định vị trí của nhà kho mới, chi phí xây dựng, công suất của nhà kho .

    Phương pháp nghiên cứu
    Việc nghiên cứu đề tài dựa trên các phương pháp chung sau:
    Thu nhập dữ liệu thông qua các báo cáo và tài liệu của Công ty, điều tra thị trường.
    Phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được và đưa ra các giải pháp dựa trên tính toán thực tế.
    Áp dụng phần mềm để tính toán các giải pháp đưa ra. Phần mềm được sử dụng là LINGO.
    Phạm vi nghiên cứu
    Do Công ty hoạt động đa lĩnh vực cộng với điều kiện không cho phép nên phạm vi đề tài được xác định như sau:
    + Về sản phẩm: mặt hàng chủ lực của Công ty ở thị trường trong nước là
    bia và kênh phân phối mà em phân tích là kênh cấp 1 tức là từ công ty đến các
    nhà hàng.
    + Về không gian: Công ty hoạt động ở nhiều tỉnh thành trong cả nước
    tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của em chỉ giới hạn ở thị trường tỉnh Quảng Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...