Tài liệu Tội trộm cắp và tội cố ý gây thương tích [Bài tập tình huống môn Luật hình sự]

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:

    K và D cùng là những người mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản trở về địa phương được 5 tháng nhưng không chịu lao động và cùng là hang xóm của M. Khi đi qua nhà M, thấy chiếc xe máy để bên hè còn cả chìa khóa xe nên chúng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt (lúc này cả nhà M đi vắng). K đứng ngoài ngõ canh gác, còn D vào nhà M lấy xe. Khi D dắt chiếc xe máy ra đến giữa sân thì bất ngờ bà N (vợ ông M) về nhà, bà N hỏi D: “Sao chú lại lấy xe máy của nhà tôi?”. D nói: “Tôi đã nói với ông M là cho tôi mượn đi có tí việc”. Bà N tưởng thật nên đã để D dắt xe ra ngõ. Lúc này ông M đi chơi về gặp D đang chuẩn bị nổ máy đã giữ xe lại, D xuống xe và nói: “Bà N vừa cho tôi mượn”. Ông M gọi bà N để hỏi xem có đúng là bà N cho D mượn không, thì bất ngờ D dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào, đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải của ông M và D bỏ chạy về phía cuối làng. Còn K trước đó đứng chờ ở phía đầu ngõ, sau khi ra hiệu cho D biết là có ông M đang về và đã bỏ chạy khi thấy ông M giữ xe máy cùng với D. Ba ngày sau K và D bị bắt.

    Trị giá chiếc xe máy 25 triệu đồng. Kết quả giám định thương tích cùng đầu ông M tỷ lệ 32%, thương tích ở chân phải 5%. Tổng tỷ lệ thương tích là 37%.

    a/ Hãy định tội danh cho hành vi phạm tội của D và K, phân tích rõ cơ sở lý luận cho việc định tội?

    b/ Theo dữ kiện bài tập đã nêu có xảy ra vụ đồng phạm không?

    c/ Xác định những tình tiết tăng nặng có trong bài tập.

    d/ Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với D và K là là bao nhiêu năm tù?

    Bài làm

    Vấn đề 1: Hãy định tội danh cho hành vi phạm tội của D và K, phân tích cơ sở pháp lý?

    Theo dữ liệu của đề bài đưa ra ta nhận định:

    - D phạm vào tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích.

    - K phạm vào tội trộm cắp tài sản.

    * Đối với tội trộm cắp tài sản:

    - Trước hết tội trộm cắp tài sản của D và K là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc vào trường hợp có các tình tiết sau:

    + Giá trị tài sản chỉ ở khung 1 của tội trộm cắp, tức là tài sản trộm cắp có giá trị trên 500 nghìn đồng và dưới 50 triệu đồng. Theo bài thì tài sản mà D, K trộm cắp ở đây là chiếc xe máy của ông bà M, N có giá trị 25 triệu đồng. Thể hiện ở hành vi lén lút chiếm đoạt khi chiếc xe máy của ông M, khi ông M sơ ý để chiếc xe đó bên hè mà vẫn để chìa khóe trên xe. Như vậy về mặt đối tượng tác động của tội phạm trộm cắp đã thỏa mãn vì là tài sản có chủ.

    + Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích: D và K mới chấp hành xong bản án 3 năm tù về tội cướp giật tài sản và chưa được xóa án tích.

    + Hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của D, K là hành vi lén lút chiếm đoạt lợi dụng lúc gia đình ông M đi vắng mà chiếc xe còn cả khóa. Và khi có gia đình ông bà M, N về thì để chiếm đoạt cho được chiếc xe và che dấu tội phạm của mình thì D lại có hành động xảo quyệt để thực hiện đó là hành vi lừa dối chủ tài sản, thể hiện ở hành động nói dối đối với bà N “tôi đã nói với ông M là cho tôi mượn đi có việc” và khi ông M đi chơi về gặp D tiếp tục lừa dối “Bà N cho tôi mượn” với mục đích che dấu chủ chiếc xe.

    - Mặt khách quan: K và D phạm tội trộm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết chiếc xe chiếm đoạt có đặc điểm là đã có chủ.

    - Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý vì mục đích vụ lợi.

    * Đối với tội cố ý gây thương tích:

    D không chỉ thực hiện tội trộm cắp tài sản mà D còn có hành vi “dùng tay phải đẩy ông M ngã đập đầu vào cạnh tường rào, đồng thời chiếc xe máy đổ theo đè lên chân phải ông M và D bỏ chạy về phía cuối làng”. Như vậy hành vi của D ở đây có thể coi chính một trong những tình tiết định khung tặng nặng quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 138 là hành vi hành hung để tẩu thoát. Tuy nhiên, do tổng tỷ lệ thương tật của ông M lên đến 37%, do vậy trong trường hợp này hành vi của D sẽ bị xét xử về tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104. Vì dựa trên nguyên tắc chung của pháp luật đó là trong trường hợp phạm nhiều tội thì một hành vi chỉ có thể là tình tiết tăng nặng trong một tội phạm, khi tình tiết đó đã được sử dụng để xét xử cho một tội phạm khác rồi thì không được phép dụng chính tình tiết đó để làm căn cứ tham gia vào việc định một tội khác. Như vậy ở đây, D ngoài phạm tội trộm cắp còn phạm tội cố ý gây thương tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...