Luận Văn Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 -

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 4
    1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. 4
    1.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985. 4
    1.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. 6
    1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS) 7
    1.2.1. Khách thể của tội phạm 8
    1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm 13
    1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm 17
    1.2.4. Chủ thể của tội phạm 18
    1.3. Đường lối xử lý đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự hiện hành. 21
    1.3.1. Khung cơ bản (Khoản 1 Điều 194 BLHS) đối với trường hợp phạm tội không có các tình tiết là yếu tố định khung. 21
    1.3.2. Phạm tội trong trường hợp có các tình tiết khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 194 BLHS. 21
    1.3.3. Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm ( Khoản 3 Điều 194) 30
    1.3.4. Khung tăng nặng thứ 3 có mức phạt tù từ 20 năm , tù chung thân hoặc tử hình 31
    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 35
    2.1. Khái quát những đặc điểm cơ bản về địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. 35
    2.2. Phân tích, đánh giá tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011. 38
    2.2.1. Thực trạng tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011. 38
    2.2.2. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011. 40
    2.2.3. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2007 đến năm 2011 41
    2.2.4. So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên toàn quốc từ năm 2007 đến năm 2011 42
    2.2.5. Tính chất tội phạm, phương thức, thủ đoạn hoạt động. 43
    2.2.6. Hình phạt áp dụng đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. 45
    2. 2.7. Nhân thân người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 46
    2.3. Một số kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại tỉnh Nghệ An. 48
    2.3.1. Công tác tuyên truyền vận động phòng, chống ma túy . 49
    2.3.2. Công tác chống tái trồng cây có chất ma túy. 49
    2.3.3. Công tác cai nghiện. 50
    2.3.4. Kết quả điều tra, triệt phá tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 50
    2.3.5. Các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng, chống ma túy với nước bạn Lào. 53
    2.4. Những khó khăn và vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 54
    2.4.1. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194 BLHS. 54
    2.4.2. Tổ chức và lực lượng phòng chống ma túy chưa đồng bộ và đủ mạnh trong khi tình hình tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp. 60
    2.4.3. Phương tiện, kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm soát và đấu tranh triệt nguồn ma túy còn rất thiếu thốn và lạc hậu. 60
    2.4.4. Công tác kiểm soát và phòng ngừa, đấu tranh triệt nguồn ma túy còn nhiều tồn tại 61
    2.4.5. Khó khăn trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy 62
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 64
    3.1. Dự báo tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 64
    3.2. Các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực phòng chống các tội phạm về ma túy. 65
    3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tội phạm ma túy trong BLHS năm 1999 65
    3.2.2. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy. 66
    3.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan pháp luật hỗ trợ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm 66
    3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nghệ An. 67
    3.3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội 67
    3.3.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục. 68
    3.3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy. 70
    3.3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xét xử các tội phạm ma túy. 74
    KẾT LUẬN 75
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở nước ta, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội thì các tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, trong đó có tệ nạn ma túy. Nú đó và đang trở thành nỗi nhức nhối của cả quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
    Ma túy là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, là nguyên nhân của sự bần cùng hóa gia đình, làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, là bạn đồng hành của thảm họa HIV/AIDS, đồng thời nú cũn tác động xấu tới an ninh, trật tự, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Đặc biệt, tệ nạn ma túy có sức hút, cám dỗ và lây lan rất nhanh đến tầng lớp thanh thiếu niên – thế hệ tương lai của đất nước, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của dân tộc và giống nòi.
    Ở Việt Nam, các tội phạm ma túy ngày càng gia tăng cả về số vụ phạm tội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, đặc biệt là các tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy. Hành vi phạm tội ma túy nói chung cũng như phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nói riêng bị pháp luật nghiêm cấm, bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ. Song do ham lời bất chính, coi thường pháp luật và đạo lý, vẫn có rất nhiều người hàng ngày, hàng giờ dùng mọi thủ đoạn để buôn bán thứ hàng hóa chết người đó. Ma túy đã và đang trở thành “quốc nạn” tác động trực tiếp vào từng cá nhân, từng gia đình, xã hội.
    Từ nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An được xem là “điểm núng” của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Làm thế nào để có giải pháp cấp bách, hữu hiệu nhằm từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống đang là câu hỏi lớn đối với toàn xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để tìm ra giải pháp phòng chống là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
    Vỡ các lý do trờn, tụi quyết định chọn để tài “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
    Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của khóa luận là :
    - Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy.
    - Phõn tớch các khía cạnh pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy.
    - Phân tích tình hình tội phạm, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan.
    Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xã hội học để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
    4. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận được chia thành 3 chương:
    - Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.
    - Chương 2: Tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


    CHƯƠNG 1

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY


    1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

    Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong bài về “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hũa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chế độ thực dõn đó đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nú đó dựng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốc phiện”. Chính vì vậy mà khi mới thành lập chính quyền nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi thuốc phiện là thuốc độc và đó cú chủ trương xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện, động viên người nghiện hút thuốc phiện thực hiện phong trào “khụng nghiện và không trồng cây thuốc phiện” [1].
    Nghị định 150/TTg, ngày 5/3/1952 đã ấn định tạm thời về chế độ thuốc phiện.
    Nghị định 225/TTg ngày 22/12/1952 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi định mức thuốc phiện, những nguyên tắc bán thuốc phiện sau khi đã nộp thuế và xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, lưu thông thuốc phiện, quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị xử lý như: tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từ một đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu; người vi phạm có thể bị truy tố trước Tòa án nhõn dân.

    [HR][/HR][1] Xem: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2001 – 26/6/2011, Liên đoàn Lao động Việt Nam.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
    2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999.
    3. Luật Phòng chống ma túy 2000.
    4. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001
    5. Thông tư liên tịch của BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP số 17/2007 ngày 24/12/2007. Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm ma tỳy” của BLHS 1999.
    6. Nghị quyết 02/2003/ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003.
    7. Nghị quyết 01/2001/HĐTPTATC ngày 15/03/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139,193,278,279.
    8. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán, TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999.
    9. Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP
    10. Ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2000.
    11. Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phờ duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” ngày 27/06/2011.
    12. Báo cáo tình hình và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy - Công an tỉnh Nghệ An.
    13. Ths. Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện khái niệm “chất ma tỳy” trong pháp luật Việt Nam. Tạp chí khoa học pháp luật số 3 (34/2006)
    14. Ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây Nghệ An. Ngheandost.
    15. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2001 – 26/6/2011. Liên đoàn Lao động Việt Nam.
    16. Vũ Ngọc Bừng, Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB CAND, năm 1997.
    17. Trần Văn Luyện, Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, NXB chính trị Quốc gia, năm 1998.
    18. Tạp chí Cảnh sát nhân dân từ năm 2009 – 2011.
    19. Tạp chí Kiểm sát từ 2009 – 2011.
    20. http://www.toaan.gov.vn/portal/page .id=1751909&item_id=10902259&article_details=1 ngày 28/04/2012
    21. http://www.ngheandost.gov.vn/home/default.aspx ngày 28/04/2012
    22. http://www.congannghean.vn/SearchResult.aspx?Search=t%u1ed9i phạm ma túy ngày 20/12/2012
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...