Tiến Sĩ Tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 4
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 14
    1.1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI . 14
    1.1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội và định nghĩa tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội . 14
    1.1.2. Các đặc điểm chung của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 22
    1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI . 28
    1.2.1.Khách thể của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 28
    1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 29
    1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 36
    1.3. TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 36
    1.3.1. Những điểm giống nhau giữa tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội . 36
    1.3.2. Những điểm khác nhau giữa tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã
    hội . 37
    1.3.3. Tiêu chí để phân biệt tội phạm và vi phạm khi quy định tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm
    xã hội 40
    1.4. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 42
    1.4.1. Phân loại theo đặc điểm của chủ thể thực hiện 42
    1.4.2. Phân loại theo các yếu tố cấu thành của hoạt động bảo hiểm xã hội 44
    1.4.3. Phân loại theo đặc điểm của nguồn pháp luật quy định . 45
    1.5. QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG PHÁP LUẬT CỦA
    MỘT SỐ QUỐC GIA 46
    1.5.1. Khái quát chung 46
    1.5.2. Tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong pháp luật của một số nước Đông Nam Á và
    bài học kinh nghiệm . 48
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 59
    CHƯƠNG II: BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI VIỆC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ TỘI PHẠM TRONG
    LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI . 61
    2.1. CÁC TỘI DANH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ CÁC
    TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG CÓ TÍNH RIÊNG BIỆT 61
    2.1.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) 62
    2.1.2. Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) . 73
    2.1.3.Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS) 80
    2.1.4. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước (Điều 144 BLHS)
    87
    2.2. CÁC TỘI DANH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI CÓ TÍNH RIÊNG BIỆT CẦN ĐƯỢC
    BỔ SUNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 89
    2.2.1. Thực trạng của các hành vi vi phạm tronglĩnh vực bảo hiểm xã hội có tính riêng biệt 90
    2.2.2. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có tính riêng biệt cần được tội phạm
    hoá 96
    2.2.2.1. Tội phạm hóa trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội -các điều kiện và sự cần thiết 96
    2.2.2.2. Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động 100
    2.2.2.3. Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho đủ số người lao động 102
    2.2.2.4. Hành vi không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội cho người lao động 103
    2.2.2.5. Hành vi không đóng đúng hạn bảo hiểm xã hội cho người lao động . 104
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II 107
    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUY
    ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI . 109
    3.1. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦABLHS VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
    BẢO HIỂM XÃ HỘI 110
    3.1.1. Các tội danh cần thiết thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội . 110
    3.1.1.1. Nhóm tội vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động 110
    3.1.1.2. Nhóm tội vi phạm quy định về quyền thụ hưởng bảo hiểm xã hội . 115
    154
    3.1.1.3. Nhóm các tội phạm khác về bảo hiểm xã hội . 123
    3.1.2. Các định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội
    127
    3.1.2.1. Các định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã
    hội trong trường hợp nguồn quy định tội phạm chỉ giới hạn là Bộ luật hình sự 127
    3.1.2.2. Các định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội
    trong trư ờng hợp nguồn quy định tội phạm được mở rộng 130
    3.2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO
    HIỂM XÃ HỘI . 135
    3.2.1. Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội . 135
    3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế 140
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III 144
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Cùng với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xu thế hội nhập quốc tế
    đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với các nước đang phát triển, các nước có thu
    nhập thấp. Tuy nhiên, quá trình này còn đan xen cả những tác động tiêu cực đếnhoạt
    động của nền kinh tế cũng như sự ổn định xã hội. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần
    phải có những biện pháp phù hợp để hạn chế tác động tiêu c ực phát sinh. Trong đó,
    một cơ chếchính sách vàpháp luật phù hợp với thực tế đất nước cũng như các chuẩn
    mực quốc tế và khu vực sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh
    tế, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu tác động đếnđời sốngchính trị -xã hội của đất
    nước.
    Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trên thế giới và khu vực cho
    th ấy, phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay ,
    không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi chính sách an sinh xã hội là một
    chính sách xã hội quan trọng mà trong đó, BHXH là một trụ cột không thể thiếu
    1
    .
    Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp
    hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
    quốc tế. Việc bảo vệ lực lượng lao động trong xã hội bằng cách bảo đảm thu nhập
    cho họ, tránh tạo ra một lớp người nghèo mới trong tương lai là một yêu cầu khách
    quan. Công nghiệp phát triển, đất đai dùng vào sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp đã
    tạo ra một lực lượng lao động làm công ăn lương, sống bằng tiền lương, tiền công
    hàng tháng. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải có BHXH để có cơ sở tạo ra nguồn thu
    nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập bình thường của người lao động bị
    gián đoạn hoặc bị mất đi do các nguyên nhân mang tính xã hội như ốm đau, thai sản,
    tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động BHXH không
    những góp phần giảm bớt sự mất mát về tiền đối với cá nhân người lao động bằng
    cách chuy ển đổi nguy cơ tổn thất tài chính gây ra bởi các rủi ro mang tính xã hội
    thành các khoản đóng góp nhỏ mà còn góp phần bảo vệ gia đình họ trước nguy cơ
    phải tiêu tốn các khoản tiền lớn hơn thu nhập của họvàqua đó góp phần đảm bảo đời
    sống cho người lao động. Do vậy,BHXH được xem là y ếu tố căn bản để xây dựng hệ
    thống an sinh xã hội ổn định lâu dài.
    1
    BHXH có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là nghĩa trong đó không bao gồm BHYTnhưng cũng có thể được hiểu theo nghĩa
    rộng là nghĩa trong đó bao gồm cả BHYT.
    4
    Ở Việt Nam, chính sách BHXH đã trảiqua một nửa thế kỷ kể từ khi Điều lệ
    tạm thời về BHXH được ban hành năm 1961 và sau hơn một thập kỷ kể từ khi Điều
    lệ BHXH được thực thi đến khi Luật BHXH, Luật BHYT được ban hành. Chính sách
    BHXH được thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả
    hết sức to lớn, góp phần đáng kể trong việc ổn định cuộc sống của h àng triệu người
    lao động khi họ hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động, khi họ gặp những rủi ro như
    ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Do vậy , chiến lược phát triển kinh tế -xã hội giai
    đoạn 2011 -2020 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Phát triển hệ thống an
    sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống các
    chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
    lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm[18].
    Chính sách BHXHtuy quan trọng như vậy nhưng cũng dễ bị lạm dụng như
    các chính sách xã hội khác nếu không được kiểm soát chặt chẽ với những chế tài
    nghiêm khắc. Để hạn chế việc lạm dụng này, một hành lang pháp lý về BHXH đã
    được tạo dựng trong Luật Bảo hiểm xã hội (được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006
    và có hiệu lực từ 1/1/2007) và trong Luật BHYT (được Quốc hội thông qua ngày
    14/11/2008 vàcó hiệu lực từ 1/7/2009). Cácluật này đã quy định các h ành vi vi phạm
    pháp luật về BHXH, BHYT cũng như các chế tài có thể áp dụng đối với các hành vi
    vi phạm này. Dưới hai luậtnày là Nghị định số 86/2010/NĐ-CPngày 13/8/2010 quy
    định về xử phạt vi phạm h ành chính trong lĩnh vực BHXH (thay thế Nghị định số
    135/2007/NĐ-CPngày 16/8/2007)và Nghị định số 92/2011/NĐ-CPngày 17/10/2011
    quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcBHYT.
    Như vậy, có thể thấy chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh v ực BHXH
    đãtương đối đầy đủ. Nhưng domức xử phạt thấp,không đủ sức răn đecũng như do
    các biện pháp đảm bảo thực hiện thiếu tính khả thi nên đã làm cho tình trạng trốn
    tránh trách nhiệm đóng BHXH cũng như các hành vi gian lận BHXH không những
    không giảm mà còn gia tăng trong thời gian qua, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của
    người lao động cũng như gây thiệt hại cho quỹ BHXH. Hơn nữa, việc kiểm tra, xử lý
    vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH cũng còn hạn chế do lực lượng thanh tra
    chuyên ngành chưa đủ mạnh.Nhiều trường hợpsai phạm được cơ quan BHXH phát
    hiện, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính nhưng
    không được giải quyếtkịp thời. Do vậy,BHXH nhiều tỉnh, thành phố đã phải đứng
    đơn khởi kiện các doanh nghiệp không đóng BHXH để bảo vệ quyền lợi của người
    lao động. Tuy nhiên, việc thi hành các bản án buộc doanh nghiệp vi phạm phải nộp số
    tiền BHXH chưa đóng và số tiền lãi chậm đóng cho cơ quan BHXH cũng gặp rất
    nhiều khó khăn, thời gian thu hồi nợ kéo dài, thậm chí có doanh nghiệp không th ể
    5
    nộp được do không còn khả năng tài chính. Việc chuyển hồ sơ sang Phòng cảnh sát
    điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đề nghị khởi tố về tội danh
    không thi hành án theo quy định của BLHS cũng gặp không ít vấn đề vướng mắc.
    Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH vẫn xảy ra ngày một
    nghiêm trọng hơn và vẫn chưa có phương án giải quyết có hiệu quả. Tính đến
    31/8/2011, theo Số liệu được công bố tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật
    BHXH do Bộ Lao động -Thương Binh xã hội tổ chức ngày 29/11/2011, con số 4.611
    tỷ đồng tiền BHXH mà các đơn vị sử dụng lao động đang chiếm dụng đ ã làm cho
    quy ền hưởng BHXH của hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo
    thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến 30/6/2012, con số này đã tăng thêm gần
    4.000 tỷ đồng, nâng số tiền BHXH các đơn vị sử dụng không đóng lên hơn 8.600 tỷ
    đồng. Bên cạnh đó, việc phát hiện số lượng lớn giấy chứng nhận nghỉ ốm giả, sổ
    khám bệnh khống được bán cho người lao động để làm hồ sơ rút tiền bảo hiểm trái
    pháp luật cũng như việc lập hồ sơ bệnh án khống để rút tiền BHYT đang là vấn đề
    làm cho chính sách BHXH b ị lạm dụng và quỹ BHXH bị thâm hụt.
    Mặc dù các quy định vềxử phạt vi phạm pháp luật BHXH, BHYT cũng cho
    phép truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân có hành vi vi phạm Luật BHXH, Luật
    BHYT đến mức bị coi là tội phạm nhưngdo BLHS Việt Nam không có các điều luật
    riêng về các tội phạm trong lĩnh vực BHXH nên chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình
    sự theo các tội danh chung tương ứng. Vì vậy, trên thực tế có những hành vi vi phạm
    nghiêm trọng nghĩa vụ đóng BHXH nhưng không thể xử lý hình sự được, những
    hành vi gian lận để hưởng BHXH tuy có thể xử lý được nhưng vì không có tội danh
    riêng nên việc áp dụng cũng chưa thật sự phù hợp với tính chất của hànhvi cũng như
    chưa đảm bảo được yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự. Điều này cho thấy, những
    quy định của pháp luật xét về mặt hình thức đã hội tụ đủ những điều kiện để xử lý vi
    phạm cũng như tội phạm trong lĩnh vực BHXH nhưng trên thực tế, tính khả thi của
    các quy định này không cao nếu như không muốn nói là chưa đáp ứng được yêu cầu
    của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm cũng như tội phạm trong lĩnh vực
    BHXH.
    Trước tình hình đó, việc tuy ên truy ền và giáo dục là những biện pháp trước
    mắt để hạn chế những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH. Tuy nhiên, để ngăn
    chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật BHXH đòi hỏi phải sử dụng nhiều
    hình thức chế tài từ thấp tới cao một cách phù hợp. Trong đó, cần thiết phải có sự tác
    độnghiệu quảcủa chế tài hình sự -chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước với nội
    dung là tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội để họ thấy rằng hậu
    quả của việc vi phạm pháp luật là bất lợi hơn rất nhiều so với những lợi ích mà việc
    6
    phạm tội đem lại. Từ đó tạo ra cơ chế tác động tới hành vi của những người có ý định
    phạm tội, khiến họ từ bỏ ý định thực hiện tội phạm.
    Như vậy, có thể thấy rằng trong những năm qua,thực hiện các Nghị quyết, chỉ
    th ị của Đảng, Nhà nước trong đó có Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ
    Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội
    phạm trong tình hình mới”, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, công tác
    đấu tranh chốngvà phòng ngừatội phạm đã đạt được nhiều kết quả góp phần kìm ch ế
    sự gia tăng của một số loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực BHXH,
    củng cố lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy
    nhiên, thực tiễn phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực BHXH cũng đã đặt ra nhiều
    vấn đề đòi hỏi khoa học luật hình sự phải giải quyếtnhư việc xử lý hình s ự đối với tội
    phạm trong lĩnh vực BHXH mới chỉ có thể thực hiện được đối với nhóm hành vi liên
    quan đến quy ềnthụ hưởng BHXH và nhóm hành vi liên quan đến quản lýhoạt động
    BHXH mà chưa thể thực hiện được đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng
    BHXH khiến cho người sử dụng lao động có ý thức coi thường pháp luật. Điều này
    không những ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật BHXH mà còn ảnh hưởng đến
    tính tôn nghiêm của pháp luật nói chung. Bên cạnh đó, xét về mặt lý luận, còn nhiều
    vấn đề về tội phạm trong lĩnh vực BHXH chưa được làm rõ như khái niệm, phân loại,
    xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính . nên gây khó khăn trong
    việc áp dụng pháp luật để xử lý vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này.
    Chính vì vậy ,đã đặt ra y êu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện để làm rõ
    các hành vi vi phạm pháp luật BHXH có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, nghiên
    cứu các tội phạm có thể phát sinh trong lĩnh vực BHXH góp phần hoàn thiện cơ sở lý
    lu ận và thực tiễn của trách nhiệm hình sự đối với nhữnghành vivi phạm pháp luật
    BHXH ở Việt Namhiện nay .
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    BHXH được coi là một chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách về an
    sinh xã hội của quốc gia nên các nghiên cứu liên quan đến chính sách BHXH chủ yếu
    tập trung vào các vấn đề cụ thể của từng chế độ nhằm mục đích điều chỉnh chính sách
    BHXH cho phù hợp với tình hình th ực tế của công cuộc xây dựng đất nước. Có thể
    chiachính sách BHXH ở Việt Namthành hai thời kỳ chính, đó là: Thời kỳ “bao cấp”
    về BHXH -thời kỳ thực hiện Điều lệ tạm thời về BHXH từ năm 1961 đến hết năm
    1994 và thời kỳ cải cách chính sách BHXH từ năm 1995 đến nay.
    Thứ nhất, thời kỳ trước năm 1995 - trong thời kỳ này, việc thực hiện chính
    sáchBHXH do ngành Lao động -Thương binh & Xã hội và ngành Công đoàn (nay là

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
    1. Nguyễn Hải Anh (2010), “Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật BHXH, BHYT”, Tạp
    chí BHXH,kỳ 1 tháng 11,
    2. Tuệ Anh (2011), “Tổng kết 2 năm thực hiện Luật BHYT”,Tạp chí BHXH,k ỳ
    2 tháng 10, Tr.10-12.
    3. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15/CT-TW ngày 26 tháng 5 năm 1997 của Bộ
    Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH,Hà Nội.
    4. Ban Bí Thư (2009), Chỉ thị số 38/CT/TW ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Ban Bí
    thư về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, Hà Nội.
    5. Bộ Lao động -Thương Binh & Xã hội (1994), Báo cáo sau thanh tra và xử lý
    vi phạm chính sách BHXH, Hà Nội.
    6. Bộ Lao động - Thương Binh xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước
    (2008), Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2009
    hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp
    tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh, Hà Nội.
    7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2006), Kinh nghiệm thực hiện BHXH của các
    nước trong khu vực và trên thế giới, Hà Nội.
    8. Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo tình hình khởi kiện
    một số doanh nghiệp nợ BHXH năm 2009.
    9. Bảo hiểm xã hội Đồng Nai(2010), Báo cáo về tình hình sai phạm xảy ra ở
    BHXH thị xã Long Khánh, Đồng Nai.
    10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, Hà
    Nội.
    11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, Hà
    Nội.
    12. Bộ Công an -BHXH Việt Nam(2012), Quy chếsố 1853/QCPH-TCCSPCTPBHXHVN ngày 16/5/2012 quy định vềphối hợp giữa Tổng cục phòng chống
    tội phạm và BHXH Việt Nam trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
    phạm pháp luật góp phần bảo vệ trật tự quản lý kinh tế và đảm bảo trật tự an
    toàn xã hội tại các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam .
    148
    13. Nguyễn Huy Ban (1996), “Hoàn thiện pháp luật BHXH ở Việt Nam-lý luận và
    th ực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học, trư ờng Đại học quốc gia, Hà Nội.
    14. Công ước số 102, Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, Bản dịch
    tiếng Việt, Dự án VIE/94/M01/NET. 1999
    15. Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    IX, Nxb Chính trị quốc gia -Sự thật, Hà Nội.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    X, Nxb Chính trị quốc gia -Sự thật, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    XI, Nxb Chính trị quốc gia -Sự thật, Hà Nội.
    19. Nguyễn Ngọc Hoà (2008), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
    nhân dân, Hà Nội.
    20. Nguyễn NgọcHòa (2009), “Hoàn thiện các quy định về tội phạm thuộc phần
    chung BLHS Việt Nam đáp ứng y êu cầu hội nhập và phát triển”, Pháp luật
    Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb Công
    an nhân dân, Hà Nội.
    21. Nguyễn Ngọc Hòa(2011), “Ngu ồn của pháp luật hình sự -Những yêu cầu đặt
    ra cho pháp lu ật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (7).
    22. Nguyễn Ngọc Hòa (2012), “Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ
    chính đáng trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (2).
    23. Phạm Tiến Lợi(2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam,
    Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
    24. Hồ Trọng Ngũ (2009), Vấn đề tội phạm có tổ chức và trách nhiệm hình sự
    pháp nhân trong sửa đổi BLHS 1999. Nghiên cứu lập pháp, Văn Phòng Quốc
    hội, (6), Hà Nội.
    25. Đỗ Văn Sinh (2004), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án
    tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    26. Trịnh Quốc Toản (2005), “Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
    hình sự một số nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa”, Tạp chí Nhà
    nước và pháp luật,(11), Tr. 75-83.
    27. Trịnh Quốc Toản (2006), “Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp
    nhân trong luật hình sự các nước theo truyền thống common law”, Tạp chí Tòa
    án nhân dân, (18), Tr. 29-38.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...