Lời mở đầu Bước vào thế kỷ thứ 21, tất cả thế giới đang vận hanh theo xu hướng mới: hoà bình, đối thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc tộc sẽ dần được xoá bỏ. Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó. Là một bước đang phát triển, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn tiến những bước lớn trên con đường phát triển kinh tế. Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là các tội phạm về tham nhũng (mà theo ngôn ngữ của người dân là những con sâu mọt đang đục khoét xã hội) cũng đang ngày càng gia tăng về mức độ phổ biến, quy mô và thủ đoạn. Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công nghiệp hoá tất nhiên không hề miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ, và làm tồi tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đôi của Chính phủ các khoản Thuế quan và thuế thu nhập đáng kể. Mặc dù tội phạm tham nhũng là một loại tội phạm nguy hiểm và có tính chất truyền thống nhưng việc nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phòng chống loại tội phạm này luôn là một vấn đề bức xúc đối với mọi nền kinh tế trên thế giới và đối với sự phát triển của nền Việt Nam nói riêng. Đó là một nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra cho các nhà luật học nói chung và người nghiêm cứu khoa học luật hình sự nói riêng. Dù vẫn đang là sinh viên nhưng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong thực tế đời sống xã hội, tôi cảm thấy rất quan tâm và bức xúc về vấn đề tội phạm tham nhũng hiện nay. Tôi đã tiến hành nghiên cứu trên sách báo, internet và thực tế để hoàn thành báo cáo khoa học này. Trong phạm vi một báo cáo kho học sinh viên chỉ xin đề cập về vấn đề này trên một số khía cạnh như sau: "Tội phạm tham nhũng - một số vấn đề lý luận, thực tế và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh phòng chống" tương ứng với 3 chương trong nội dung của báo cáo. Do tầm kiến thức còn hạn chế của sinh viên và thời gian thực hiện ngắn nên báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình và đóng góp của thầy cô cùng các bạn. Trong quá trình thực hiện báo cáo tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới ThS Chu Thị Trang Vân- giảng viên bộ môn LHS, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo này. Mục lục Lời mở đầu 2 Chương I: Tội phạm tham nhũng - Một số vấn đề lý luận 4 1. Khái niệm tham nhũng 4 2. Khái niệm tội phạm tham nhũng 6 3. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm tham nhũng 7 3.1. Khách thể của tội phạm tham nhũng 7 3.2. Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng 8 3.3. Chủ thể của tội phạm tham nhũng 9 3.4. Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng 9 4. Phân biệt tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật do người có chức vụ quyền hạn thực hiện 10 Chương II:Tội phạm tham nhũng - thực tế và nhữnG ảnh hưởng tới nền kinh tế 12 1. Thực tế và những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế của một số nước 12 2. Tội phạm tham nhũng ở Việt Nam 13 2.1. Một thực tế đang báo động 13 2.2. Những ảnh hưởng của tham nhũng tới nền kinh tế Việt Nam 16 Chương III: Một số biện pháp đấu tranh phòng chống 19 1. Hoạt động chống tham nhũng ở một số nước 19 1.1. Châu Phi 19 1.2. Mỹ 20 2. Kiến nghị một số biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam 20 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23