Luận Văn Tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    1. Lý do chon đề tài

    Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng, bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
    Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế -xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình để bảo đảm thực hiện trên thực tế.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được dư luận rất quan tâm, theo dõi. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác . Về mặt lý luận, xung quan vấn đề đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
    Vì vậy, em xin chọn đề tài, “Tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu tội làm nhục người khác và một số vấn đề lý luận và thực tiễn
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    Mục đích của đề tài
    Mục đích của đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, đề xuất những kiến nghị mang tính hệ thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
    Nhiệm vụ của đề tài
    Để đạt được mục đích trên, đề tài đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác;
    - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này; dự báo tình tội làm nhục người khác trong những thời gian tới.
    - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng.
    Cơ sở thực tiễn của đề tài là những bản án, quyết định của Tòa án về tội làm nhục người khác; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về tội làm nhục người khác.
    Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
    Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội .
    5. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Th.S. Phạm Thanh Bình.
    6. Kết cấu của đề tài
    Bài tập lớn được chia như sau


    A. Mở đầu
    1.Lí do chọn đề tài

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
    5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    6. Kết cấu của đề tài
    B. Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lí luận của tội làm nhục người khác

    1. Khái lược về sự hình thành và phát triển những quy định về tội làm nhục người khác trong BLHS
    1.1.Tội làm nhục người khác trong thời kì phong kiến và thời pháp thuộc
    1.2. Tội làm nhục người khác trong thời kì từ cách mạng tháng 8/ 1945 thành công cho đến trước khi BLHS năm 1985 ra đời
    2. Tội làm nhục người khác trong LHS Việt Nam 1999
    2.1. Khái niệm tội làm nhục người khác
    2.2. Những dấu hiệu pháp lí hình sự đặc trưng và hình phạt áp dụng đối với tội làm nhục người khác
    2.2.1. Khách thể của tội phạm
    2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm
    2.2.3. Chủ thể của tội phạm
    2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
    2.2.5. Hình phạt áp dụng đối với tội làm nhục người khác
    3. ý nghĩa
    Chương 2: Thực trạng của tội làm nhục người khác và một số kiến nghị nhằm hạn chế việc phạm tội
    1. Tình hình tội làm nhục người khác trong giai đoạn 2005 đến 2009
    1.1. Thực trạng và động thái của tội làm nhục người khác
    1.2. Nhân thân người phạm tội làm nhục người khác
    2. Nguyên nhân của tội làm nhục người khác
    2.1. Nguyên nhân về pháp luật
    2.2. Nguyên nhân về tâm lí và xã hội giáo dục đạo dức
    3. Một số kiến nghị và đề xuất đấu tranh, phòng chống tội làm nhục người khác
    3.1. Kiến nghị về pháp luật
    3.2. Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối sống mới, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người
    C. Kết luận
    D. Danh mục các tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...