Luận Văn Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài
    Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
    Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không ai được xâm phạm. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp đó. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội danh mới được quy định tại Điều 95, BLHS 1999. Tuy tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi nhưng vì tội phạm đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân dẫn đến hành vi giết người của người phạm tội.
    Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích rõ những dấu hiệu pháp lý, phát hiện, đồng thời đề xuất các kiến nghị giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn có liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh luôn luôn là vấn đề cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm để tài cho khóa luật tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là làm rõ những dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với những hạn chế, vướng mắc xung quanh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ đó góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
    Về lý luận: Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội này với một số tội phạm khác.
    Về thực tiễn: phát hiện những vướng mắc, phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện quy định luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dưới góc độ của luật hình sự.

    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
    Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử .
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa gồm 2 chương và 8 mục:
    Chương 1: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Bộ luật hình sự Việt Nam
    Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...