Luận Văn Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.

    Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác. Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương.
    Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân phạm tội. Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tài sản . làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ mang thai; giết người với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân . điều đó nói lên việc xem thường tính mạng của người khác. Đã đến lúc cần báo động, đồng thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
    Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới. Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội giết người, người viết chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam

    2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu

    Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người thì tội xâm phạm tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội vì hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác – một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan đến tội giết người như các yếu tố cấu thành; phân tích dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự; từng hành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể; khung hình phạt cho mỗi loại tội, so sánh tội này với một số loại tội phạm khác trong cùng một chương để thấy được tính nguy hiểm đến xã hội của tội giết người và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội giết người của nước ta hiện nay, đồng thời người viết cũng đưa ra một số giải pháp chủ quan của cá nhân nhằm góp phần chung trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm nguy hiểm này.
    3. Mục đích nghiên cứu

    Làm rõ tình hình tội giết người, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội giết người để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội giết người, kết hợp với xem xét vụ án trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, người viết cũng đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp
    5. Cơ cấu đề tài

    Luận văn được trình bày gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người.
    Chương 2: Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành.
    Chương 3: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam và giải pháp phòng chống tội giết người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...