Luận Văn Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc - lý luận và thực tiễn hoạt động xét xử qua vụ án cá độ bóng đá t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Từ trước đến nay, đánh bạc luôn được xem là một loại tệ nạn xã hội mà chưa có giải pháp tối ưu nào đề loại trừ loại tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc nên từ lâu trong các văn bản pháp luật hình sự của chúng ta đã quy định đây là một loại tội phạm hình sự. Đến năm 1985, khi xây dựng bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc đã được pháp điển hóa tại Điều 200 BLHS. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, tội phạm về đánh bạc cũng phát triển mạnh mẽ hơn với nhiều hình thức mới và tính nguy hiểm cho xã hội của nó cũng tăng lên. Chính vì sự phát triển của loại tội phạm về đánh bạc mà khi xây dựng BLHS 1999, các nhà làm luật đã tách Điều 200 BLHS 1985 thành Điều 248 quy định về “tội đánh bạc” và Điều 249 quy định về “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc”.
    Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc là loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội, gây mất trật tự công cộng của xã hội. Loại tội phạm này còn kéo theo sự phát triển của nhiều loại tội phạm nguy hiểm khác như tội tham nhũng, tham ô, ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp tài sản . Hành vi cá độ bóng đá là một hành vi mới trong tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về hành vi này. Chính vì vậy việc nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh hành vi phạm tội cũng như tìm ra các giải pháp để loại bỏ hành vi nguy hiểm này ra khỏi đời sống xã hội là điều hết sức cần thiết.
    Ngoài ra, có thể thấy tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc là một đề tài đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu nhưng chỉ dưới góc độ cơ sở lý luận hoặc thực tiễn loại tội phạm này qua các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc cụ thể. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội đánh bạc, tội tổ chức qua hành vi cá độ bóng đá.
    Và đó chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc - lý luận và thực tiễn hoạt động xét xử qua vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23”. Ở đây đề tài của chúng tôi nghiên cứu tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc dưới góc độ lý luận và gắn với thực tiễn hoạt động xét xử tội này thông qua vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23. Vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23 là một vụ án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc có tính chất nghiêm trọng được cả xã hội quan tâm.
    Qua việc nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn xử lý tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc trong thời gian qua mà đặc biệt là qua thực tiễn xét xử vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23, chúng tôi nhận thấy việc xử lý tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được khác phục cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn. Việc nghiên cứu thực tiễn xử lý tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc qua vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23 với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hình thức đánh bạc, tổ chức đánh bạc bằng hành vi cá độ bóng đá. Với việc chọn đề tài này chúng, tôi muốn nghiên cứu sâu hơn về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc và hành vi cá độ bóng đá nhằm tìm ra được nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần vào công tác đấu tranh loại bỏ hành vi phạm tội nay ra khỏi đời sống xã hội.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Khi nghiên cứu đề tài này mục đích của chúng tôi là phân tích, đánh giá về mặt lý luận những quy định của pháp luật về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật vào hoạt động xét xử loại tội phạm này. Từ việc nghiên phân tích, đánh giá cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn chúng tôi đã tìm ra những vướng mắc, bất cập để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc đấu tranh với loại tội phạm về đánh bạc.
    Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc là loại tội phạm phát sinh từ trong ý thức chủ quan của con người, do vậy các biện pháp chế tài trừng phạt chỉ là những biện pháp tạm thời trước mắt không thể mang lại hiệu quả lâu dài cũng như làm loại trừ loại tội này ra khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy muốn đẩy lùi tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội thì Đảng và Nhà Nước ta cần áp dụng các biện pháp mềm mỏng lấy tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, làm cho nhân dân hiểu được tính chất và mức độ nghiêm trọng của loại tội này để từ đó mọi người có ý thức tránh xa loại tội này cũng như phát huy tinh thần đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong nhân dân.
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài này nghiên cứu mặt lý luận về tội đánh bạc và tội đánh bạc theo quy định của BLHS 1999, nghiên cứu tình hình tội đánh bạc và tội đánh bạc trong toàn quốc những năm trở lại đây, đồng thời phân tích mổ xẻ thực tiễn xử lý tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc của vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23 để làm minh chứng cho những đánh giá về lý luận cũng như thực tiễn xử lý loại tội phạm này.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra, chúng tôi nghiên cứu vấn đề trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác_LêNin. Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp sau:
    - Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc.
    - Phương pháp thống kê để thấy được số liệu về tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc nói riêng.
    - Phương pháp điều tra khảo sát nhằm nắm bắt được những khó khăn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật cả về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn.
    - Phương pháp so sánh giữa các quy định của BLHS 1999 về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc so với quy định của BLHS 1985 về loại tội phạm này và các văn bản pháp lý có liên quan.
    5. Bố cục đề tài
    Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được chia làm ba chương như sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
    Chương 2: Thực trạng tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc và thực tiễn xét xử qua vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23
    Chương 3: Nguyên nhân phạm tội và một số kiến nghị nhằm đấu tranh phòng chống tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạ
    c


    C. PHẦN KẾT LUẬN


    Trong tình hình ngày nay, điều kiện kinh tế xã hội đang thay đổi theo chiều hướng đi lên, đời sống của toàn dân đang ngày được nâng lên một cách đáng kể. Nhưng mặt trái của sự phát triển đó chính là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Các hành vi phạm tội diễn ra khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của xã hội, phạm vi hoạt động ủa bọn tội phạm ngày càng mở rộng không chỉ ở trong một địa bàn mà hiện nay bọn tội phạm đang có xu hướng liên kết với nhau từ bắc vào nam cũng như xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tội phạm quốc tế. Những hành vi phạm tội đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, trong đó tệ nạn cờ bạc là một tệ nạn đã gây ra không ít những hậu quả xấu cho xã hội. Tệ nạn cờ bạc đã làm cho không biết bao gia đình phải ly tán, vợ chồng xa cách, con cái phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, trong gia đình thì nảy sinh tâm lý coi thường lẫn nhau. Còn đối với xã hội, tệ nạn cờ bạc thường gây ra mất trật tự công cộng tại các khu vực có các sòng bạc cũng như tại các khu vực diễn ra các hình thức đánh bạc.
    Tệ nạn đánh bạc đang ngày càng phát triển thành tội phạm nguy hiểm cho xã hội, vấn đề đặt ra mang tính cấp bách hiện nay là làm sao ngăn chặn, kiểm soát, dần tiến tới xoá bỏ mọi điều kiện và nguyên nhân cho tội đánh bạc phát triển và tồn tại để làm lành mạnh hoá xã hội. Từ đó công tác phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả tốt, việc làm đó mang tính nhân đạo và có ý nghĩa chính trị to lớn, không chỉ riêng trách nhiệm của một ngành nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy công việc không thể tiến hành trong ngày một, ngày hai mà phải bền bỉ lâu dài.
    Mọi gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể tới các cấp các ngành cần nhận thức rõ là làm tốt trách nhiệm đó của mình góp phần quản lý xã hội được chặt chẽ, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Xử lý nghiêm minh với những tội phạm nguy hiểm, chỉnh đốn ngay trong hàng ngũ Đảng viên, cán bộ chức năng là việc làm cần thiết để từ đó dần dần hạn chế và tiến tới loại trừ tệ nạn đánh bạc ra khỏi đời sống xã hội làm cho đất nước thực sự vững mạnh về tất cả mọi mặt.
    Việc nghiên cứu tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc qua vụ án cá độ bóng đá tại Seagames 23 là một điều cần thiết hiện nay không chỉ dưới góc độ tội phạm học mà còn ở góc độ xã hội của nó. Qua việc phân tích và đánh giá hành vi bán độ và cá độ bóng đá của các cầu thủ U23 Việt Nam đề tài đã làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử tội phạm này. Mục đích cuối cùng là để loại trừ tệ nạn đánh bạc trong xã hội nói chung, tệ nạn đánh bạc trong bóng đá nói riêng nhằm làm trong sạch bóng đá nước nhà, giúp bóng đá Việt Nam có thể khảng định vị thế của mình trên trường quốc tế.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Bình luận khoa học BLHS 1985 - NXB Chính trị quốc gia Hà nội - 1997
    2. Bình luận khoa học BLHS 1999 - NXB Chính trị quốc gia Hà nội - 2001
    3. Bộ luật hình sự 1985
    4. Bộ luật hình sự 1999
    5. Thạc sỹ Mai Bộ, “bàn về cách xác định tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi số đề theo NQ 02/2003/NQ-HĐTP” - tạp chí Tòa án nhân dân số 8/2006
    6. Thạc sỹ Mai Bộ, “bàn về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong bộ luật hình sự” - tạp chí Viện kiểm sát số 05/2009
    7. Báo cáo tổng kết tình hình tội phạm năm 2008 của Bộ Công An
    8. Đỗ Văn Chỉnh, “kết án Trần Thanh Lâm, Hà Thị Ngọc Sơn về tội đánh bạc là có căn cứ” - tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2004
    9. Đỗ Văn Chỉnh, “một số suy nghĩ về tội đánh bạc bằng hình thức chơi lô đề” - tạp chí Tòa án nhân dân số 07/2008
    10. Cáo trạng vụ án cá độ bóng đá tại Seagame 23 số 04/VKSTC_V1A ngày 25/12/2006
    11. Công văn số 1371/2003/VKSTC
    12. Công văn số 105/2003/KHXX ngày 18/8/2003 của VKSTC
    13. Đại từ điển tiếng việt - NXB Văn hóa thông tin 2004
    14. Nguyễn Ngọc Điệp, “tìm hiểu các tội phạm về mại dâm, ma túy và đánh bạc trong BLHS” - NXB Lao động - Hà Nội 2007
    15. Giáo trình luật hình sự Việt Nam - NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2004
    16. Giáo trình tội phạm học - NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2007
    17. Lê Văn Hưng, “những vướng mắc khi áp dụng Điều 248, 249 BLHS” - tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2005
    18. Phạm Mạnh Hùng, “về Điều 200 bộ luật hình sự” - tạp chí Tòa án nhân dân tháng 01/1998
    19. Vũ Thành Long, “về việc áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” - tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2006
    20. Nguyễn Kim Lượng, “xử lý các tội phạm đánh bạc”- tạp chí Tòa án nhân dân tháng 8/2001
    21. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS
    22. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS
    23. Đinh Văn Quế, “thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự Việt Nam”, NXB Đà Nẵng, 2000
    24. Lê Văn Sua, ““những vướng mắc khi xét xử hành vi ghi số đề trong tội đánh bạc theo Điều 248 BLHS” - tạp chí Tòa án nhân dân số 13/2007
    25. Phạm văn Thắng, “xác định số tiền đánh bạc theo NQ 01/2006/NQ-HĐTP là chưa hợp lý” - tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2006
    26. Thu Trang, “một vài suy nghĩ về Điều 200 bộ luật hình sự” - tạp chí Tòa án nhân dân tháng 04/1997
    27. Mai văn Triến, “ những vướng mắc khi xét xử hành vi ghi số đề trong tội đánh bạc theo Điều 248 BLHS” - tạp chí Tòa án nhân dân số 22/2006
    28. Hoàng Trọng Tuấn, “về phân biệt hai trường hợp đánh bạc” - tạp chí Tòa án nhân dân số 21/2004
    29. Hoàng Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Thúy Hương, “vấn đề xác định tiền, giá trị hiện vật đánh bạc trong trường hợp ghi số đề” - tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2006
    30. Từ điển tiếng việt phổ thông - NXB TP.Hồ Chí Minh 2002
    31. http:// baomoi.com/hom/xahoi-phapluat/hinhsu.
    32. http://cand.com.vn/thoisu-xahoi/phapluat.
    33. http://vietnamnet.vn/phapluat/hinhsu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...