Luận Văn Tội cố ý gây thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Tội cố ý gây thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế


    A– PHẦN MỞ ĐẦU

    Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay.
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xuất phát từ những nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và những hành vi phạm Pháp luật khác nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn luôn là vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
    Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng hệ thống Pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo nhà nước quản lí xã hội bằng Pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa. Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đảm bảo mọi hành động xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo Pháp luật.
    Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt cần áp dụng đối với hành vi nguy hiểm đó.
    Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khóa X kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2000.
    Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và hiệu lực quản lí của Nhà nước.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, nhiều Luật gia nghiên cứu Bộ luật Hình sự ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều Điều, Khoản khác nhau. Là một học viên khoa Luật– Trường Đại Học Khoa Học– Huế, em tập trung nghiên cứu Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 “Tội cố ý gây thương tích ”.Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể được luật pháp bảo hộ về tính mạng, sức khỏ , danh dự, nhân phẩm ”.
    Điều 71 hiếp pháp năm 1992 ghi nhận “người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng ,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm của người khác đều bị xử lý theo Pháp luật”.
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    –Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp.Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/tháng 07/2000, bên cạnh đó có Nghị quyết số 09/1998–NQCP và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm nhằm giữ vững kỷ cương Pháp luật và xây dựng môi trường sống lành mạnh.
    – Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân; chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
    –Khái niệm về tội phạm (Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự):
    “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phảm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa”.
    –Tội “Cố ý gây thương tích” là hành vi cố ý tác động bằng sức mạnh vật chất lên thân thể của người khác gây tổn hại sức khỏe của người khác.
    –Có thể khẳng định rằng biện pháp Hình sự của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người đang ngày càng hoàn thiện hơn.
    4. Mục đích nghiên cứu
    –Em nghiên cứu đề tài này với mục đích đóng góp một phần nhỏ bé vào viêc xây dựng cơ sở Pháp luật,cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999 chuyên sâu về điều 104 tội “Cố ý gây thương tích”.
    –Em hy vọng các vấn đề nêu trong Niên luận được sử dụng như các tài liệu cho tất cả những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 1999, cụ thể là Điều 104 Bộ luật Hình sự về “Tội cố ý gây thương tích ”.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng; phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu tổng hợp so sánh; phương pháp xã hội học kết hợp với tư duy lô gích để xây dựng đề tài: “Tội cố ý gây thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế”.



    A– PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4. Mục đích nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    B. PHẦN NỘI DUNG


    CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY
    THƯƠNG TÍCH

    1.1.Khái niệm cố ý gây thương tích
    1.1.1.Khái quát chung
    1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gâp thương tích (Điều 104 BLHS)
    1.1.3 Khách thể của tội cố ý gây thương tích
    1.1.4 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
    1.1.5 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
    1.1.6 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích

    Chương2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
    THÀNH PHỐ HUẾ

    2.1 Thực trạng tình hình phát sinh tội cố ý gây thương tích ở thành phố Huế
    2.2 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế
    C–PHẦN KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...