HẦN MỞ ĐẦU Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay. 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ những nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và những hành vi phạm pháp luật khác nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn luôn là vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội Chủ nghĩa. Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm. Đảm bảo mọi hành động xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật. Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật của Nhà nước quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt cần áp dụng đối với hành vi nguy hiểm đó. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khóa X kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2000. Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và hiệu lực quản lí của Nhà nước. CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH Chương2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ Chương 3 Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế Tội cố ý gâp thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế