Luận Văn Tội chống người thi hành công vụ và dấu hiệu pháp lý của tội này theo Bộ luật hình sự 1999

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I
    Tội chống người thi hành công vụ và dấu hiệu pháp lý của tội này theo Bộ luật hình sự 1999

    1.1. Khái niệm tội chống người thi hành công vụ
    Trong Bộ luật hình đầu tiên của nước ta năm 1985, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại chương VIII: Các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, mục C, Điều 205 như sau:
    “Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn Ðp họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và điều 109, hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ”
    Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định tội chống ngư­ời thi hành công vụ tại Điều 257, chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Bộ luật hình sự 1999 quy định nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính thành một chương riêng là sửa đổi mang tính tích cực so với Bộ luật hình sự 1985. Việc quy định như vậy đã cụ thể hơn, rõ ràng hơn, thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm của các tội phạm này, từ đó đề ra đường lối xử lý phù hợp hơn, tương ứng với tính chất của nhóm tội phạm.
    Điều 257 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
    1. “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc Ðp buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
    Qua đó, có thể hiểu tội chống ng­ười thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ cũng như Ðp buộc họ phải thực hiện hành vi trái pháp luật, gây trở ngại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.
    Từ khi Bộ luật hình sự 1999 được ra đời đến nay chưa có văn bản ban hành kèm theo nào hướng dẫn áp dụng tội chống ngư­­ời thi hành công vụ. Vì vậy, việc hướng dẫn áp dụng tội phạm này vẫn theo quy định của Nghị quyết 04/ HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự 1985.
    Nội dung của Nghị quyết 04/HĐTP quy định:
    “Công vụ là công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện”.
    “Người thi hành công vụ là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là công dân được làm nhiệm vụ tuần tra canh gác theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ lợi Ých chung của nhà nước và xã hội như cán bộ thuế, cảnh sát, đội viên, dân phòng ”
    Hướng dẫn của nghị quyết đã chỉ ra dấu hiệu để xác định một người đang thi hành công vụ bao gồm:
    - Có chức năng và quyền hạn hoặc do cơ quan nhà nước trao cho quyền hạn.
    - Công việc đang thực hiện phải là công việc phục vụ lợi Ých chung của nhà nước và xã hội.
    - Đang thi hành công vụ
    Trên thực tế chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công vụ căn cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ hợp pháp, đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp trong trường hợp không có những dấu hiệu đó thì người đang thi hành công vụ phải được mọi người hoặc Ýt nhất là người thực hiện hành vi phạm tội hoặc người phạm tội biết rõ tư cách của mình. Do vậy nghị quyết còn hướng dẫn “Người đang thi hành công vụ vì nghĩa vụ công dân (như đuổi bắt kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải người thi hành công vụ nhưng nếu do công vụ mà bị giết thì họ có thể được hưởng các chính sách xã hội như đối với người thi hành công vụ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...