Thạc Sĩ Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
    thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Phó
    Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân.
    Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
    nào khác. Các số liệu , ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính
    xác, tin cậy và trung thực.
    Vậy tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị Học viện cho tôi được
    bảo vệ luận văn trước Hội đồng.

    Hà Nội, ngày tháng năm 2017
    TÁC GIẢ LUẬN VĂN



    Nguyễn Thùy Trang










    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    LẠNG SƠN 6
    1.1.Những vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu 6
    1.2. Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội buôn lậu trên địa
    bàn tỉnh Lạng Sơn . 10
    CHƯƠNG 2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
    BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 26
    2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn
    lậu 26
    2.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh
    Lạng Sơn . 28
    CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
    BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN . 42
    3.1. Dự báo tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian
    tới . 42
    3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên
    địa bàn tỉnh Lạng Sơn . 51
    KẾT LUẬN 66
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 67


    DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    Bảng1.1: Thực trạng tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn (2011 – 2015) 13
    Bảng 1.2: Cơ cấu số vụ buôn lậu trong tổng số vụ phạm tội xâm phạm trật tự
    quản lý kinh tế 16
    Bảng 1.3: Cơ cấu về đối tượng của người phạm tội buôn lậuở tỉnh Lạng Sơn
    (2011 – 2015) 17
    Bảng 1.4: Cơ cấu về độ tuổi của người phạm tội buôn lậuở Lạng Sơn (2011 –
    2015) . 18
    Bảng 1.5: Cơ cấu theo trình độ học vấn 19
    Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàntỉnh Lạng Sơn
    (2011 - 2015) . 15

    1
    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Lạng sơn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc, giáp các tỉnh
    Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên của nước ta và
    tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Lạng Sơn có diện tích 8.328 km
    2
    và dân số
    831.887 người gồm chủ yếu 7 dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Dao, Kinh, H

    Mông,
    Sán Chay, sinh sống rải rác trên 11 huyện, thành phố. Lạng Sơn có khoảng
    253 km đường biên giới với Trung Quốc trải dài 21 xã, thị trấn thuộc 5 huyện
    giáp biên. Với ưu thế có hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường sắt Đồng
    Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, hai cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma, Bình
    Nghi và 7 cặp chợ biên giới, Lạng Sơn đã trở thành một trong những địa
    phương phát triển mạnh về thương mại, du lịch. Kể từ năm 1991 khi quan hệ
    hai nước Việt Nam - Trung Quốc được bình thường hóa thì hoạt động xuất,
    nhập cảnh của hai nước được mở rộng, nhu cầu đi lại thăm thân, du lịch, buôn
    bán ngày càng gia tăng. Đây chính là một trong những lợi thế để Lạng Sơn
    phát triển mạnh nền kinh tế địa phương. Là địa phương có nhiều thuận lợi
    trong việc giao lưu buôn bán, du lịch nhưng do có tuyến đường biên giới dài,
    nhiều đường mòn, đường tắt nên Lạng Sơn cũng là nơi phát sinh nhiều tội
    phạm hình sự như: mua bán phụ nữ và trẻ em , mua bán trái phép chất ma túy,
    vận chuyển tiền giả trong đó nổi lên là tội phạm buôn lậu.
    Trong vòng 5 năm (2011 – 2015), ngành Tòa án nhân dân tỉnh Lạng
    Sơn đã xét sử sơ thẩm 207 vụ với 355 bị cáo phạm tội buôn lậu. Tội phạm
    buôn lậu chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi là phổ biến và chủ yếu là ở các
    vùng dân tộc thiểu số.
    Số vụ xét xử về tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011
    – 2015 không nhiều nhưng có xu hướng ngày càng tăng với thủ đoạn ngày 2
    càng tinh vi và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước
    và xã hội.
    Những số liệu trên đã phần nào phản ảnh thực trạng của tội phạm buôn
    lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên trong thực tế vì những lý do khác
    nhau vẫn còn nhiều vụ án buôn lậu chưa được phát hiện và xử lý hình sự.
    Điều đó chứng tỏ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn
    tỉnh Lạng Sơn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, việc nghiên cứu
    thực trạng, tìm ra nguyên nhân của tội phạm buôn lậu, dự báo xu hướng biến
    động để xây dựng giải pháp phòng ngừa có hiệu quả nhóm tội phạm này trên
    địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một việc làm có tính cấp bách trong tình hình hiện
    nay. Xuất phát từ lí do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tội buôn lậu trên địa
    bàn tỉnh Lạng Sơn: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” làm đề tài
    cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cho đến nay, vấn đề buôn lậu và đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu
    đã được nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện, tác giả đã nghiên cứu
    và thu thập trong nhiều báo cáo khoa học, các báo, tạp chí như:
    - Luận án Tiến sĩ Luật học của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Bình với
    đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng
    hóa, tiền tệ qua biên giới”, năm 2000. Luận án đi vào nghiên cứu một các có
    hệ thống thực trạng buôn lậu, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội buôn lậu
    hoặc vận chuyển trải phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và để đề ra các giải
    pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh, hạn chế và từng bước đẩy lùi tệ nạn buôn
    lậu hoặc vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
    - Các công trình khác dưới dạng luận văn thạc sĩ như: Luận văn Thạc sĩ
    Luận học của tác giả Dương Thị Nhàn, Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu
    trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2006; Luận văn Thạc sĩ Luận học của Lê 3
    Đặng Quốc Phong, Phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
    năm 2012; Thạc sĩ Lê Văn Tới, Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện và
    giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Luận văn Thạc sĩ Luật
    học của Nguyễn Đăng Phú, Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên
    địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004; và một số đề tài nghiên cứu khoa
    học các cấp của các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tội buôn
    lậu. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn
    trong công tác đấu tranh phòng chống tội buôn lậu, hoặc đề cập đến công tác
    đấu tranh chống buôn lậu của một lực lượng, chưa nghiên cứu một cách hệ
    thống, toàn diện về công tác đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên một địa
    bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng như giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội
    phạm này và vì vậy đề tài được kế thừa những giá trị khoa học của các công
    trình đã được nghiên cứu.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài mà tác giả đã chọn thuộc chuyên
    ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, nên mục đích của nó không thể
    khác là góp phần hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội buôn lậu
    trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác
    giả luận văn thấy cần phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
    + Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội
    buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
    + Đánh giá thực trạng, diễn biến , cơ cấu , tính chất tình hình tội buôn
    lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian từ năm 2011 - 2015
    + Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên nhân ,
    điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
    + Dự báo tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để từ đó 4
    hoàn thiện hệ thống phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    + Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội
    buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là làm rõ hơn những lý luận cơ
    bản về tình hình tội buôn lậu, nguyên nhân và điều kiện của tội buôn lậu và
    các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng
    Sơn; thực trạng tình hình tội phạm buôn lậu ở nước ta trong thời gian 5 năm
    (từ năm 2011 đến 2015).
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung , đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học thuộc
    chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;
    - Về tội danh, đề tài phải đề cập đến tình hình tội buôn lậu được quy
    định tại điều 188 của Bộ luật hình sự 2015
    - Về không gian, đề tài sử dụng số liệu thực tế trên địa bàn tỉnh Lạng
    Sơn, bao gồm số liệu thống kê của cơ quan Tòa án tỉnh Lạng Sơn.
    - Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong thời gian từ 2011
    đến 2015.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp
    luậnchủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
    làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu để giải quyết những vấn đề
    về lý luận tình hình tội buôn lậu, thực trạng, nguyên nhân và điều kiện tội
    buôn lậu từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh
    Lạng Sơn làm cơ sở thực tiễn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương
    pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
    phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp diễn giải.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    6.1. Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ
    nhiều vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu, nguyên nhân và điều kiện của
    tội buôn lậu, nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tội buôn lậu trên địa
    bàn tỉnh Lạng Sơn.
    6.2. Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể giúp các cơ quan tổ
    chức tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền , giáo dục nâng cao trình độ
    nhận thức và ý thức pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là các dân tộc miền núi
    phía Bắc, vận dụng công tác điều tra, truy tố xét xử , đồng thời góp phần nâng
    cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    7. Cơ cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
    chính của luận văn bao gồm ba chương:
    Chương 1: Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
    Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên
    địa bàn tỉnh Lạng sơn
    Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa
    bàn tỉnh Lạng Sơn
     
Đang tải...