Tài liệu Tội ác của Pon Pốt

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tội ác của Pon Pốt

    Cùng với đền Ăngco, chùa Vàng - chùa Bạc và hệ thống casino “hoành tráng” ., đất nước Campuchia còn được thế giới biết đến với hệ thống chứng tích tội ác diệt chủng do phiến quân Khmer đỏ gây ra. Cánh đồng chết (Killing field) là một trong số đó. La liệt xương người, xác người cụt chi, mất đầu, vỡ sọ chất chồng với muôn ngàn tư thế đau thương . Đây được xem là cánh đồng phơi bày tội ác man rợ nhất của quân diệt chủng trên đất nước Campuchia, và cũng là một trong những chứng cứ tại phiên tòa xét xử tên hung thần diệt chủng Duch - cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ.

    VÙNG ĐẤT XƯƠNG NGƯỜI
    Xương người trồi lên sau mỗi bận mưa to ở Cánh đồng chết
    Trên quê hương của đất nước Chùa Tháp có hàng trăm cánh đồng diệt chủng nhưng chỉ Killing field ở xã Choeung Ek, quận Dang Kor, tỉnh Kandal mới được du khách trên khắp thế giới tìm đến viếng thăm. Sau 30 năm kể từ ngày chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị lật đổ, dù đã được khai quật nhưng sau mỗi trận mưa lớn người ta lại phát hiện trên cánh đồng này có những bộ xương người trắng hếu thoát đất trồi lên .

    Từ trung tâm thủ đô Phnôm Pênh, để đến được Choeung Ek, thay vì đi xe buýt chúng tôi quyết định bao một chiếc tuk tuk với giá 10 USD cho quãng đường khứ hồi đi về 35km. Thật may bác tài tuk tuk tên Đẹn là “người Cam gốc Việt” nên rất rành Phnôm Pênh, kể cả chuyện đẫm máu một thời ở Choeung Ek.

    Chiếc xe tuk tuk lần lượt đưa khách qua những khu nhà chằng chịt đầy khói bụi, qua những xóm làng tiều tụy do hậu quả của họa diệt chủng để lại và ánh nắng như thiêu đốt. “Cách đây 5 năm, đường đến Choeung Ek lồi lõm, bụi mịt mù chứ không láng o như vầy đâu. Năm 79 (1979), hồi bộ đội mình đánh thẳng vào Nam Vang (Phnôm Pênh), đâu đâu cũng la liệt xác người bị bọn Pôn Pốt sát hại. Nhà tui cũng có hai người bị tụi nó chặt đầu, mổ bụng, xác vứt cách Cánh đồng chết khoảng 500m”.

    Cánh đồng chết kinh hoàng
    Nỗi đau của bác tài tuk tuk cũng là nỗi đau của hàng triệu gia đình, nạn nhân Khmer Đỏ. Nỗi đau ấy được lịch sử điểm vào ngày 17-4-1975, khi nhân dân Phnôm Pênh đổ ra đường đón chào những chiến binh rừng sâu do Pôn Pốt làm thủ lĩnh. “Lúc đó ông bà già tui và nhiều người khác cũng ùa ra đường hò reo. Khi thấy những gương mặt chiến binh đanh lại, chĩa súng lên trời bắn thị uy và ra mệnh lệnh đầy sát khí “không đứa nào được ở thành phố” đã khiến mọi người bàng hoàng. Những ngày sau đó, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con, người nước ngoài, sư sãi, nhà giáo, sinh viên . bị lùa vào các trại tập trung như nô lệ. Trong đó bọn Pôn Pốt mặc sức tra tấn, giết hại họ”.

    Trước khi đụng trung tâm xã Choeung Ek để rẽ vào con đường nhỏ tiến vào Cánh đồng chết, thấy một cô gái da ngăm đen, đầu chít khăn rằn vẫy tay xin quá giang, chúng tôi bảo bác tài tuk tuk dừng lại. Qua phiên dịch của bác tài, mới biết cô gái tên Sà Son, 21 tuổi, là sinh viên đang học ở Việt Nam về thăm gia đình. Biết ý định tìm hiểu của chúng tôi, Son tuôn một mạch: “Gần 4 năm thống trị, Pôn Pốt đã giết gần 3 triệu người Campuchia và người nước ngoài. Khi được giải phóng, đâu đâu cũng la liệt xác chết, đâu đâu cũng đầy những hố chôn người tập thể. Mẹ Son nhờ xác ông bà đè lên mà may mắn sống sót”.

    Đã đến nơi cần đến. Trước khi mất hút vào cánh rừng thốt nốt ven đường, Son tặng chúng tôi bản photo về những thiệt hại của đất nước Campuchia do Khmer Đỏ để lại sau 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền. Tài liệu này do Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thống kê. Theo đó, trong tổng số gần 3 triệu sinh linh bị sát hại có hơn 10.000 sinh viên, 18.000 thầy cô giáo, hơn 1.200 văn nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo; 600 y bác sĩ. Có gần 2.000 ngôi chùa, hơn 700 bệnh viện, 6.000 trường học, hơn 100 nhà thờ . trên toàn đất nước Campuchia bị Khmer Đỏ biến thành trại tập trung, trại giam, điểm hành quyết .

    Du khách bàng hoàng trước những chứng tích tội ác
    Sau 40 phút rong ruổi, chiếc tuk tuk đang tiến rất gần Killing field. Đúng như mô tả của những người đi trước, Choeung Ek là một xã thuần nông yên bình với những cánh đồng trái cây, đồng lúa trải dài, được điểm tô bằng những dòng chảy bàng bạc uốn quanh và các ngôi nhà gỗ 2 gian 3 chái có bậc thang phía trước. Lúc này 8 giờ sáng, gió từ đồng hoang mang hơi nước thổi mát rười rượi. Khi vòng quay của chiếc tuk tuk dừng lại, đập vào mắt chúng tôi là tháp tưởng niệm chứa hơn 8.000 bộ hài cốt của những người bị giết hại trên chính cánh đồng này.

    Vé tham quan Cánh đồng chết là 2USD một người. Vì là cuối tuần nên du khách với đa chủng tộc, quốc tịch ghé dâng hương cho người đã khuất rất đông. Dù vậy mùi tử khí và cảm giác rờn rợn vẫn đủ sức xâm chiếm ngay cả du khách bạo gan nhất. Khách nườm nượp, được đi tham quan tự do nhưng ai nấy đều đi đứng lặng lẽ. Tháp đầu lâu cao vút và vô số mảnh vụn xương - răng, quần áo của nạn nhân diệt chủng hiện hữu khắp nơi. Cùng với thời gian và sau những cơn mưa lớn, các chứng tích tội ác ghê rợn này hiện hữu càng nhiều. “Ở đây chi chít những hố chôn tập thể, xác người chồng chất xác người nên khai quật không xuể. Đến nay đã có 87 trong tổng số 130 mộ tập thể được phát hiện và khai quật”.

    Dù đã cố hết sức giảm bớt sự kinh hãi của du khách bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng cứ sau mỗi con số chết chóc của cô thuyết minh viên, nhiều du khách người tay nắm chặt, mắt nhắm nghiền, người lắc đầu, kẻ thở dài . vì kinh khiếp. Cô thuyết minh viên tiếp tục những con số hãi hùng: “Tổng diện tích Cánh đồng chết ở Choeung Ek khoảng 20ha, được Khmer Đỏ sử dụng để tàn sát tù nhân từ nhà tù S-21. Trên cánh đồng này có hơn 20.000 người bị sát hại nhưng hiện chỉ tìm được hài cốt của 8.987 người”.

    Rảo bước đi tham quan những bãi xương người và hố chôn tập thể, nhiều du khách không dám đi nhanh, đạp mạnh vì nhớ lời gửi gắm của cô thuyết minh: “Phía dưới từng tấc đất trên cánh đồng này, xương máu của những người vô tội còn rất nhiều, chúng ta có thể đang giẫm bước lên họ”. Lúc này đây, ai nấy đều xúc động khi chứng kiến cảnh một đôi vợ chồng người Mỹ tuổi ngoài 60 đã tỏ bày lòng thành kính với người đã khuất bằng việc cởi giày đi chân không. Hỏi chuyện, bà vợ tên Laura, ở bang Chicago nói trong nước mắt: “Năm lính Pôn Pốt tràn vào Phnôm Pênh, em trai tôi là Tommy đang dạy học cho một ngôi trường. Từ đó chúng tôi mất tin em. Biết đâu em đang nằm trong số người chưa được tìm thấy trên cánh đồng này”.

    Càng vào sâu trong Cánh đồng chết, cảm giác nghẹt thở, rùng rợn gần như thống trị tâm khảm tất cả du khách trước khi đập vào mắt họ là vô số nấm mồ tập thể to đùng, có cái vô danh nhưng cũng lắm cái mang tên đầy tử khí như: “Mộ 100 trẻ sơ sinh và mẹ”, “Mộ nhiều xác nhất với 450 xác”, “Mộ 166 người không đầu”, “Mộ 87 người mất tay, chân” . Ẩn sau những con số này là tội ác trời không dung đất không tha, là tiếng la thét tuyệt vọng của những con người sắp bị sát hại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...