Báo Cáo Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, so với các nước trên Thế giới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG I 3
    LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN. 3
    I. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 3
    1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển 3 2. Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy” 3
    3. Quan điểm của K.Marx về tăng trưởng kinh tế .4
    4. Quan điểm tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế .4
    5. Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế 5
    CHƯƠNG II 7
    THỰC TRẠNG VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 7
    I. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1995 – 2005 .7 1. Nguồn lực và tăng trưởng của Việt Nam 7
    2.Phân phối thu nhập của Việt Nam .9
    3.Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á .10
    II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 13
    1.Quy mô, năng lực đầu tư sản xuất .13
    2.Chính sách kinh tế tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế 13
    3.Tăng trưởng GDP 15
    III. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN .18
    1.Tốc độ tăng trưởng GDP/người của Việt Nam 18
    2.Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng thế giới 19
    3.Tác động tích cực của quá trình hội nhập đến phát triển kinh tế Việt Nam21
    CHƯƠNG III 26
    GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 26

    LỜI MỞ ĐẦU

    Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986. Sau khi kết thúc thời kỳ bao cấp, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới Đảng và Nhà Nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar .
    Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 11/01/2007. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư (trong nước và từ bên ngoài vào) con hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nên tìm hiểu rõ hơn về những tác động của đầu tư với tăng trưởng kinh tế là việc làm rất cần thiết và quan trọng với mỗi sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành kinh tế nói riêng.
    Để làm sáng tỏ điều đó, chúng ta hãy cùng nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề “Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, so với các nước trên Thế giới”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...