Tiểu Luận toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt trong đời sống chính trị và kinh tế, đặc biệt là những thành tựu khoa học, công nghệ. Hoà bình hợp tác vì sự phát triển ngày càng trở thành một đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia và các dân tộc trên thế giới nhằm tập trung mọi nỗ lực và ưu tiên cho phát triển kinh tế. Những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ nhất là công nghệ truyền thông và tin học, càng làm tăng thêm sự gắn kết giữa các quốc gia và giữa các nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quố tế đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi quốc gia. Xu hướng này đã thể hiện rõ qua sự gia tăng đáng kể trong những năm gần đay sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghe giữậ các nước trên thế giới.

    Là một trong những nước nghèo trên thế giới, sau mấy chục năm liên tiếp bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, do đó nền kinh tế của chúng ta còn kém phát triển và lạc hậu so với thế giới. Con đường để Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn đó là công nghiệp hoá theo mô hình phát triển rút ngắn. Mà để làm được như vậy thì chúng ta phải ứng dụng những thành tựu khoa học- công nghệ của thế giới bằng cách tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập giúp cho các nước có thể tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới, tham gia vào phân công và hợp tác quốc tế. Vì vậy nếu có đường lối đúng đắn, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài và hội nhập quốc tế thì các nước kém phát triển có thể tạo bước phát triển nhảy vọt, có thể rút ngắn khoảng cách, đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển.

    Toàn cầu hoá góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển, đạt được sự ổn định và phát triển khá cao. Bên cạnh đó toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra không ít khó khăn và thách thức. Đó là khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn, phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường thế gioi Vì+' vậy cần phải có những giải pháp thích hợp để có thể giải quyết những khó khăn đó và phát triển kinh tế có hiệu quả nhất.

    Lời cảm ơn:

    Em xin chân trọng cảm ơn thầy Phạm Thành. Người đã đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm đề án này.



    NộI DUNG


    I-Một số vấn đề khái quát về toàn cầu hoá và quốc tế hoá:

    1- Khái niệm toàn cầu hoá và quốc tế hoá:

    Nền kinh tế thế giới trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX được khắc hoạ bởi rất nhiều những đặc điểm phát triển mới : chu kỳ kinh tế ngày càng không rạch ròi với những chấn động ngắn và thời gian tăng trưởng kéo dài ; các nền kinh tế quốc gia, lớn nhỏ ngày càng tương thuộc chặt chẽ với nhau và đang kết nối thành một mạng thống nhất trên quy mô toàn cầu ; các nền kinh tế quốc gia và khu vực đang xúc tiến tích cực các quá trình liên kết , hội nhập và mở cửa theo hướng tự do hoá và theo đó làm xuất hiện hàng loạt các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều cấp độ; làn sóng sát nhập của các tập đoàn xuyên quốc gia với quy mô khổng lồ đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ Tất cả là sự hiện thân của những xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trong đó toàn cầu hoá là đặc trưng bao trùm, phổ biến nhất. Theo đó, nền kinh tế thế giới thế kỷ XXI sẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế , bất kể đó là nền kinh tế phát triển hay nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Việc nhận diện toàn cầu hoá để lựa chọn chiến lược phát trển quốc gia mang tính thích ứng cao là một vấn đề cấp thiết của mọi nền kinh tế và điều này càng trở nên bức thiết hơn đối với một nền kinh tế đi sau , mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới như nền kinh tế Việt Nam.

    Toàn cầu hoá là một danh từ lần đầu tiên được Webster đưa vào từ điển năm 1961 và nó được sử dụng khá phổ biến trong hai thập kỷ gần đây. Nhưng vào năm 1870 nhà triết học Joemy+. Benthamđã sử dụng tính từ “quốc tế ” về khái niệm quan hệ quốc tế đã được sử dụng rộng rãi từ thời đó . Toàn cầu hoá hay quốc tế hoá đều là những khái niệm diễn tả những mối quan hệ vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Tuy nhiên cấp độ giữa chúng là khác nhau. Toàn cầu hoá mà cốt lõi là toàn cầu hoá kinh tế là bước phát triển mới và cao hơn của quốc tế hoá kinh tế.

    Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa về toàn cầu hoá . Về mặt kinh tế phải chăng toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế vượt ra ngoài biên giới quốc gia và phạm vi từng khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá vốn tiền tệ thông tin lao đong vạn^. động thông thoáng , sự phân công lao lao động mang tính quốc tế , mối quan hệ kinh tế giữa quốc gia các khu vực đan xen nhau ,hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến ,vận hành theo các “luật choi”+ chung được hình thành qua sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế . trong xu thế ấy, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau. Toàn cầu hoá là bước phát triển mới cao hơn của của quốc tế hoá kinh tế Quá trình toàn cầu hoá đang phát triển cùng tồn tại trên thế giới hiện nay thực chất là quá trình quốc tế hoá đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, nó phản ánh một quá trình phát triển đặc trưng bản chất là không có ranh giới quốc gia và khu vực trong mối quan hệ kinh tế xã hội ngày càng phát triển.

    2-Quá trình hình thành toàn cầu hoá:

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã hình thành và phát triển qua một chặng đường khá dài .Tính đến nay lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến ba lần có “hiện tượng toàn cầu hoa”' trước khi bước vào thời đại “toàn cầu hoá moi”+' được bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX.

    Lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XV sau khi Colombo tìm ra Châu Mỹ. Từ đó làm cho người châu Âu đổ đi các nơi để “khai hoá văn minh” thế giới. Lần chinh phục thế giới này làm cho giá trị Châu Âu thay đổi và được truyền bá khắp nơi . Kết quả là tạo ra cơ hội tích luỹ tư bản lớn và làm cho nước Anh trở thành bá chủ thế giới.

    Lần thứ hai vào giữa thế kỷ XIX và được đánh dấu bằng thời kỳ người Châu Âu chinh phục người Châu á và Nhật Bản nắm lấy cơ hội tiến hành cuộc “duy tan”^, hưng thịnh đất nước.

    Lần thứ ba diễn ra vào thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự ra đời của một trật tự thế giới mới do các nước thắng trận dẫn dắt , các quốc gia thuộc Châu á ,Châu phi ,Châu Mỹ la tinh giành được độc lập và hoà nhập vào cộng đồng thế giới . Điểm chung của ba lần “toàn cầu hoa”' này là ở chỗ chúng đều là hệ quả của chiến tranh và chính sách thực dân, trình độ phát triển của các quốc gia còn thấp , các vấn đề chung có tính chất toàn cầu chưa xuất hiện.

    Khác với ba lần trước toàn cầu hoá lần thứ tư được xuất hiện bởi sự bùng nổ của công nghệ thông tin, làn sóng dân chủ thứ ba của Bồ Đào Nha vào năm 1974 ,sự sụp đổ của liên Xô và Đông Âu vào đầu thập kỷ 90. Toàn cầu hoá lần này nặng về phương diện kinh tế và chính trị. Về kinh tế, toàn cầu hoá lấy toàn cầu hoá thị trường làm mục tiêu, lấy toàn cầu hoá thông tin làm động lực, bởi vậy nó mang ý nghĩa sâu rộng hơn nhiều so với những lần trước. Cũng vì cậy nó đụng chạm đến nhiều nước, lôi cuốn đông đảo dân số các nước nhập cuộc.

    Theo quan niệm của CMạc và Anghen( thì xu hướng toàn cầu hoá kinh tế có từ khi đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa hình thành và tuy không dùng khái niệm toàn cầu hoá nhưng những nhận định của các ông thực chất là bàn về toàn cầu hoá .Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng San”? các ông đã viết “ Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm ,giai cấp tư bản xâm lấn khắp toàn cầu .Nó xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi. Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư bản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giớ . Tuy nhiên theo quan niệm của các nhà nghiên cứu hiện nay thì toàn cầu hoá kinh tế với đúng nghĩa của nó chỉ hình thành từ khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhất là từ khi các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã phân chia xong thế giới về lãnh thổ chính trị .Về điều này VỊLenin^. khi nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc đã nhận định : “ Mạng lưới dày đặc những mạch máu ngân hàng lan rộng nhanh chóng như thế nào , nó bao phủ cả nước, tập trung hết thảy tư bản và các khoản thu nhập bằng tiền biến thành hàng nghìn hàng vạn doanh nghiệp tản mạn thành một đơn vị kinh tế tư bản chủ nghia”~.

    Như vậy dù có sự khác nhau trong việc phân kỳ lịch sử hình thành quá trình toàn cầu hoá, nhưng các nhà nghiên cứu về cơ bản đều có sự tương đồng nhất định . Họ đều cho rằng toàn cầu hoá và quốc tế hoá kinh tế là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đều là tất yếu lịch sử .Toàn cầu hoá kinh tế xét cho cùng là hệ quả của những biến đổi trong lĩnh vực công nghệ truyền thông và thông tin, và chính ba nhân tố : công nghệ –kỹ thuật, thông tin và tiền vốn lưu chuyển xuyên quốc gia đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá .Theo cách hiểu này thì toàn cầu hoá ngày nay là sản phẩm của văn minh nhân loại và do đó là cơ hội để các quốc gia đón nhận, tự nguyện hội nhập và góp sức mình thúc đẩy toàn cầu hoá phát triển.

    2-Đặc trưng toàn cầu hoá :

    Toàn cầu hoá kinh tế được biểu hiện nổi bật ở sự lưu chuyển xuyên quốc gia của các dòng tiền vốn .Hay nói cách khác toàn cầu hoá về tài chính là đặc trưng nổi bật chi phối các tiến trình tự do hoá về thương mại dịch vụ và đầu tư dã kết nối với nhau ythành một mạng tren quy mô toàn cầu. Cụ thể là : Quy mô lưu chuyển vốn quốc tế sẽ tiếp tục mở rộng. Ngày nay, 95% nền kinh tế tài chính nằm trong một thế giới “ao”? vận động trên các xa lộ thông tin. Tiến trình nhất thể hoá tiền tệ sẽ tăng nhanh. Xu hướng hình thành các đồng tiền chung kiểu đồng EURO sẽ xuất hiện ở nhiều khu vực. Nghiệp vụ ngân hàng sẽ hoạt động theo hướng tổng hợp hoá , mạng hoá. Xu hướng sát nhập trong lĩnh vực ngân hàng sẽ trở nên phổ biến để hình thành các tập đoàn đa năng, xuyên quốc gia và điều tiết vốn trên phạm vi toàn cầu. Thứ tự các thể chế tài chính quốc gia, khu vực thường xuyên bất capvội các thể chế tài chính quốc tế. Nền kinh tế toàn cầu gắn chặt với nhau, chi phối lẫn nhau nhưng đồng thời cũng mang đầy rủi ro, dễ thương tổn, nhất là những khâu yếu trong hệ thống tài chính của các chính phủ quốc gia phải hành động theo hướng vừa giảm bớt sự can thiệp vào hoạt động của các dòng vốn, vừa phải phản ánh kịp thời các sự kiện xuất hiện trên thị trường tài chính và vốn xuyên quốc gia, nghĩa là có sự điều chỉnh kịp thời và có đối sách linh hoạt với mọi biến đổi của nền tài chính quốc tế.

    Trong nền hinh tế toàn cầu xuyên quốc gia, quản lý vĩ mô, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trở thành yếu tố có tính chất quyết định tương lai phát triển của nó. Sự phát triển của kĩ thuật viễn thông và công nghệ thông tin đã cung cấp những phương tiện hoàn thiện và được áp dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực quản lý và do vậy, đã trở thành phương tiện lưu chuyển vốn toàn cầu . Như vậy tính chất xã hội sản xuất quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu xác lập vai trò quyết định và năng động của công tác quản lý.

    Từ tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt động thương mại, đầu tư ,tài chính đều được gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc mọi nền kinh tế phải tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất một “ sân chơi chung” bình đẳng cho mọi nền kinh tế, bất kể đó là nền kinh tế thuộc trình độ và xuất phát điểm phát triển như thế nào. Nói cách khác, bước vào thế kỉ XXI thì toàn cầu hoá trước hết là toàn cầu hoá thị trường, bắt nguồn từ toàn cầu hoá thông tin và cuối cùng là các quá trình kinh tế. Thị trường toàn cầu hoá, do đó, được biểu hiện là thị trường mở và các nền kinh tế quốc gia tự nguyện mở cửa nền kinh tế nước mình để trên cơ sở các lợi thế so sánh vốn có, hội nhập hiệu quả vào thị trường khu vực và thế giới. Tính bổ sung lẫn nhau giữa các thị trường thông qua hội nhập và cạnh tranh đã khiến cho mục tiêu trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia là chạy theo thị trường mở rộng nhất chứ không phải là lợi nhuận cao nhất ( mặc dù, bao giờ lợi nhuận tối đa cũng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp). Bởi lẽ, thương mại trong nền kinh tế toàn cầu đang trở thành điều kiện của đầu tư và đầu tư càng mở rộng thì tất nhiên, thương mại sẽ càng phát triển.

    Trong nền kinh tế toàn cầu, quốc gia dân tộc có chủ quyền không còn là chủ thể duy nhất có vai trò chế định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng thời của 5 chủ thể có thể đảm nhận vai trò này một cách hiệu quả. Đó là: 1) Quốc gia dân tộc có chủ quyền; 2)các khối kinh tế khu vực ( ví dụ ASEAN, EU );3) các thể chế kinh tế quốc te(IMF,WB );4^') các công ty xuyên quốc giaTNCS() và 5)các tổ chức phi chính phủ. ở đây cần đặc biệt chú trọng đến vai trò của các công ty xuyên quốc gia .Với cấu trúc hoạt động theo hình mạng lưới, cắm nhánh , mở văn phòng đại diện ở tất cả các quốc gia và khu vực, tự TNCs đã là một tế bào kết nối nền kinh tế thế giới thành một hệ thống toàn cầu . Mặt khác, tự do hoá mậu dịch, đầu tư và toàn cầu hoá thị trường, sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt đã và đang thúc đẩy nhanh tốc độ sát nhập và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của các TNC. Đầu thế kỷ XXI sự phát triển của các TNC sẽ xuất hiện thêm trạng thái mới như : liên minh xuyên quốc gia ; tập trung đầu tư vào những ngành có tiềm năng tăng trưởng nhanh như thông tin, tài chính ; mở rộng FDI sang các nước đang phát triển ; tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai tại các nước đang phát triển Theo đó, chúng đang trở thành các đế chế –công ty, những đạo diễn và diễn viên chính trên vũ đài kinh tế thế giới .Do vậy, chúng không chỉ là hiện thân của các quá trình tổ chức sản xuất ,phân phối ,trao đổi và tiêu dùng xuyên quốc gia không chỉ biểu hiện ở cấp vĩ mô của những quá trình kinh doanh quốc tế vì mục tiêu lợi nhuận thị phần, doanh số, ưu thế và ổn định mà cùng với tác động của các xu thế khác, chúng đang ngày càng hưởng đến các luật chơi cũng như các chính sách kinh tế của nhiều quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là năm chủ thể trong nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lẫn nhau ,ràng buộc và chi phối lẫn nhau.

    Trong nền kinh tế toàn cầu hoá ,xu hướng liên kết kinh tế khu vực và quốc tế hoá được đẩy mạnh hơn bao giờ hết . Kể từ đầu thập kỷ 90, hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều cấp độ và mang tính thể chế ngày càng cao, đã ra đời. Chính tính đa dạng về cấp độ phát triển, sự khác biệt về các đặc điểm đia-chịnh trị và đia-kịnh tế cùng những đặc tính văn hoá đang làm cho các hình thức kinh tế trở nên nhiều vẻ và rất phong phú về nội dung. Tuy vậy về bản chất chúng, là hiện thân của xu hướng tự do hoá về thương mại và đầu tư quốc tế và những trình độ khác nhau của tiến trình nhất thể hoá nền kinh tế thế giới. Đó là sự liên kết kinh tế mang tính thể chế cao với phạm vi hoạt động rộng lớn trê quy mô toàn cầu như WTO. Đó là khuynh hướng hình thành một liên minh kinh tế thống nhất cho toàn khu vực như EU hoặc đó chỉ là một thoả thuận khu vực xuyên qua nhiều lục địa không mang tính pháp lý nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá như APEC. Đó là dàn xếp khu vực ở quy mô nhỏ hơn với nhiều yếu tố đồng nhất nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA MERCOSUR Có thể nói, liên kết kinh tế xét trên mọi góc độ, đang hướng tới hình thành một nền kinh tế toàn cầu tự do hoá và nhất thể hoá, giúp cho các nền kinh tế quốc gia phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình trong một nền kinh tế thế giới đã toàn cầu hoạRó ràng nói chính xác ra, đặc trưng này quy định sự tham gia tất yếu của mọi nền kinh tế quốc gia vào các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế ở nhiều cấp độ.

    -Bản chất của toàn cầu hoá :

    Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị kinh tế xã hội nào khác, toàn cầu hoá phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước các lực lượng tham gia quá trình đọTróng thời kỳ chủ nghĩa tư bản còn thống trị toàn thế giới thì điều đương nhiên là quá trình quốc tế hoá chịu sự chi phối hoàn toàn của các tập đoàn tư bản. Trong thời kỳ hệ thống XHCN thế giới tồn tại quan hệ kinh tế quốc tế bị chi phối bởi sự hợp tác và đấu tranh giữa hai nền kinh tế: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từ sau khi Liên Xô tan rã ,chủ nghĩa xã hội bị xoá bỏ ở các nước Đông Âu tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho các lực lượng cách mạng. Về kinh tế, các nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ chi phối nền kinh tế thế giới , từ sản xuất tới vốn , công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ, thông tin, giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, từ đó tìm mọi cách áp đặt quyền thống trị các luật chơi có lợi cho họ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nói tới tính chát đế quốc của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay. Heinz Dieteỉch chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc trung tâm nghiên cứu quốc tế Hoa Kỳ, khi phân tích về toàn cầu hoá cho rằng, nhu cầu bành trướng của xã hội tư sản ở thế kỷ XVIII và XIX được thể hiện thông qua chủ nghĩa thực dân, ở thế kỷ XX thông qua chủ nghĩa đế quốc và hiện nay nó núp bóng dưới cái gọi là toàn cầu hoá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...