Luận Văn Toàn cầu hoá và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Những năm gần đây, trên thế giới có nhiều biến động lớn. Một trong những biến
    động đó là toàn cầu hoá đang cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Đây là một xu thế tất
    yếu, khách quan, hợp quy luật của thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài
    nếu không muốn bị tụt hậu. Toàn cầu hoá, một mặt, đem lại cho tất cả các nước nhất là
    các nước đang phát triển, những cơ hội lớn, mặt khác, nó cũng đặt ra những thách thức
    không nhỏ. Một trong những thách thức đáng lo ngại đó là sự phá vỡ những giá trị truyền
    thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc, làm cho dân tộc này có thể bị hoà tan hay trở
    thành cái bóng của một dân tộc khác, tức là làm đánh mất bản thân mình và đánh mất sức
    mạnh vốn có của chính dân tộc mình.
    Cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, để tồn tại và tiếp tục phát triển, Việt
    Nam không thể đứng ngoài dòng chảy toàn cầu hoá. Trong những năm vừa qua, chúng ta
    đã và đang từng bước chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Kết quả của quá trình
    mở cửa, hội nhập đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế đất nước. Nhờ tăng trưởng kinh tế
    liên tục ở mức độ cao mà đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế của Việt Nam
    trên trường quốc tế được nâng lên. Điều đó chứng tỏ con đường hội nhập của chúng ta là
    hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, sự hội nhập quốc tế cũng chứa
    đựng nguy cơ đe doạ những giá trị tinh thần truyền thống vốn có từ bao đời nay của dân
    tộc. Không ít những sản phẩm văn hoá, những tư tưởng, lối sống ngoại lai đang có nguy
    cơ làm băng hoại những gì làm nên tinh hoa, cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam.
    Vấn đề đặt ra là làm thế nào để trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trong
    điều kiện toàn cầu hoá, chúng ta không những không đánh mất những giá trị truyền thống
    của dân tộc mà còn có thể giữ gìn, kế thừa, phát huy và đổi mới những giá trị đó, biến
    chúng thành sức mạnh đưa đất nước lên một tầm cao mới, đủ sức nắm bắt những cơ hội
    mới do chính quá trình toàn cầu hoá đem lại. Mặt khác, cần chủ động tiếp thu có chọn lọc
    những giá trị tinh hoa của nhân loại phù hợp với xu thế chung của thời đại. Vì vậy, việc
    nghiên cứu toàn cầu hoá và kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn
    cầu hoá thật sự là vấn đề cấp bách cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội là một vấn đề
    lớn và mang tính thời sự, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
    tập trung nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình sau đây:
    Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải pháp” của
    tác giả Chu Tuấn Cáp (chủ biên), (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Trên cơ sở
    phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của toàn cầu hoá cùng những tác động
    2
    của nó, các tác giả đã trình bày quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nêu lên
    những thành công bước đầu, những hạn chế và bài học kinh nghiệm của nước ta; “Toàn
    cầu hoá - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Hữu Nghĩa - Lê Ngọc Tòng
    (đồng chủ biên), (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004). Đây là kết quả nghiên cứu của
    đề tài KX. 08. 01 về “Xu thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” gồm có 27
    chuyên luận tập trung làm rõ các vấn đề về đặc điểm, bản chất của toàn cầu hoá, tính chất
    hai mặt của toàn cầu hoá đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia và sự tác động của
    toàn cầu hoá đến các mặt chính trị - xã hội, văn hoá của các nước. Đồng thời, từ kinh
    nghiệm của các quốc gia trên thế giới để thấy được những thời cơ và thách thức đối với
    Việt Nam khi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia toàn cầu hoá kinh tế.
    Công trình “Toàn cầu hoá - cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát
    triển” của tác giả Đường Vinh Sường, (Nxb Thế giới, 2004) là công trình nghiên cứu
    được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp quá trình phát triển, những đặc trưng cơ bản
    của toàn cầu hoá kinh tế, những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển,
    đồng thời có sự liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới. Công trình “Toàn cầu hoá,
    tăng trưởng và nghèo đói”, Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới do Vũ
    Hoàng Linh dịch, (Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2002), đã đề cập đến những tác
    động mang tính hai mặt của toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, các công trình do Nguyễn Văn
    Thanh (chủ biên) như: “Những mảng tối của toàn cầu hoá”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
    Nội, 2003); “Bình minh của một toàn cầu hoá khác”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
    2003); “Toàn cầu hoá dưới những góc nhìn khác nhau”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
    Nội, 2005); công trình “Toàn cầu hoá và những hiện thực mới” của tác giả Mahathir
    Mohamad (nguyên Thủ tướng Malaixia), (Nxb trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2004) . đã phân tích
    sự bất bình đẳng trong quá trình toàn cầu hoá, chỉ rõ những áp đặt phi lý từ những nước tư
    bản phát triển đối với những nước nghèo và kém phát triển dẫn tới làn sóng đấu tranh
    phản đối toàn cầu hoá mạnh mẽ trên thế giới.
    Như vậy, các công trình trên chủ yếu xem xét toàn cầu hoá dưới góc độ kinh tế mà
    chưa nhìn nhận toàn cầu hoá với tư cách là một chỉnh thể bao gồm tất cả các mặt: kinh tế,
    chính trị, văn hoá, xã hội . luôn tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò nền
    tảng. Hơn nữa, các công trình trên chủ yếu chỉ dừng lại ở sự tác động của toàn cầu hoá đối
    với kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc hội nhập
    kinh tế quốc tế đối với Việt Nam mà chưa chú trọng nhiều đến sự tác động của toàn cầu
    hoá đến các giá trị truyền thống của dân tộc và vấn đề kế thừa các giá trị truyền thống đó
    trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay như thế nào. Đây cũng chính là sự gợi mở cho một
    hướng nghiên cứu mới mà tác giả sẽ thực hiện trong luận án này.
    3
    Vấn đề nghiên cứu về giá trị truyền thống của dân tộc, tiêu biểu phải kể đến công
    trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn Giàu: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
    Việt Nam, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980). Trong công trình này, tác giả đã đề
    cập đến cơ sở hình thành, nội dung và những biểu hiện của các giá trị tinh thần truyền
    thống của dân tộc, trong đó chủ yếu là những giá trị đạo đức. Đề tài KX- 07- 02 mang
    tên: “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, do Phan Huy Lê và Vũ
    Minh Giang chủ biên, đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các
    giá trị truyền thống Việt Nam, phân tích nội dung cấu thành của truyền thống Việt Nam,
    đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền thống, đồng thời đưa ra những
    khuyến nghị về phương hướng và giải pháp giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống để
    giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
    Công trình nghiên cứu xã hội học do tác giả Phạm Minh Hạc chủ biên “Vấn đề
    con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
    Nội, 1996) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về truyền thống, cơ sở hình thành cùng
    những nội dung cơ bản của truyền thống Việt Nam và phát huy vai trò của truyền thống
    trong nhân tố con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công trình
    “Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”,
    (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001), do tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức,
    Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên đã phản ánh rõ những nét cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống
    được thể hiện trong mối quan hệ giữa văn hoá truyền thống với sự phát triển trong đó nhấn
    mạnh vị thế chủ thể của văn hoá nội sinh trong hội nhập, khai thác những yếu tố tích cực của
    Nho giáo Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Khi đất nước chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp
    sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
    sự chuyển đổi và định hướng giá trị trong điều kiện kinh tế thị trường. Theo hướng nghiên
    cứu này, có các công trình như: “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá
    trị” của các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, Đề tài KX- 07-
    04, (Hà Nội, 1995); Công trình này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý luận giá trị,
    xu hướng giá trị của con người Việt Nam và đề ra những nguyên tắc, nội dung, biện pháp
    giáo dục giá trị ở nước ta hiện nay. Công trình “Mấy vấn đề về đạo đức trong điều kiện
    kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” do các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn
    Văn Phúc đồng chủ biên, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) đã đề cập đến những
    tác động của kinh tế thị trường đối với những giá trị đạo đức truyền thống, vai trò của đạo
    đức trong điều kiện kinh tế thị trường và đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo đức trong
    điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Công trình “Một số vấn đề về lối sống,
    đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do tác giả Huỳnh Khái Vinh chủ biên, (Nxb Chính trị
    4
    Quốc gia, Hà Nội, 2001) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn
    giá trị xã hội; việc kế thừa và phát huy nếp sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội truyền
    thống và cách mạng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Như vậy, các công trình trên chủ yếu xem xét quá trình hình thành truyền thống và
    giá trị truyền thống, sự chuyển đổi về giá trị trong điều kiện kinh tế thị trường và công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chưa chú trọng đến sự biến động của các giá trị truyền thống
    trong quá trình toàn cầu hoá từ đó mà cần phải kế thừa những giá trị truyền thống như thế
    nào trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
    Xu hướng toàn cầu hoá lại đặt giá trị truyền thống trước những thách thức mới. Do
    vậy, những năm gần đây, đã có những cuộc hội thảo quốc tế lớn bàn về vấn đề giữ gìn và
    phát huy những giá trị truyền thống của các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
    Công trình “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá”, Nxb Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội 2002 do các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên
    đồng chủ biên, tập hợp những bài viết chọn lọc của một số tác giả được trình bày trong
    Hội thảo khoa học quốc tế “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
    hoá” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 05 năm 2001. Gần đây nhất là cuộc Hội thảo
    Quốc tế: "Toàn cầu hoá - Những vấn đề Triết học châu á - Thái Bình Dương" được tổ
    chức tại Hà Nội tháng 11/ 2005. Các bài tham luận đều tập trung làm rõ thực chất của
    toàn cầu hoá và những thách thức cũng như cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn
    và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đồng thời bước đầu đề xuất
    một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đó trong bối cảnh
    toàn cầu hoá hiện nay. Tuy nhiên, các công trình đó vẫn chưa chỉ ra được những giá trị
    truyền thống cụ thể nào của dân tộc Việt Nam cần được kế thừa, tại sao phải kế thừa và kế
    thừa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, tác giả mong được góp
    phần bổ sung làm rõ hơn về những vấn đề này.
    Ngoài các công trình đã nêu ở trên, còn có nhiều công trình, bài viết khác nghiên
    cứu về vấn đề này. Nhưng do khuôn khổ hoặc do mục đích riêng mà chưa có công trình
    nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về sự tác động của toàn cầu hoá đối với
    những giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc ta và việc kế thừa những giá trị truyền thống
    đó trong bối cảnh toàn cầu hoá. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh hơn
    nữa sự tập trung nghiên cứu về vấn đề này trong điều kiện hiện nay bởi đây là một vấn đề
    hệ trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...