Tiểu Luận Toàn cảnh về bán phá giá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Toàn cảnh về bán phá giá
    Trước đây, “bán phá giá” (dumping) và “chống bán phá giá” (anti-dumping) là những thuật ngữ xa lạ. Nhưng giờ đây, hai thuật ngữ kinh tế này đang được nhắc đến ngày một nhiều tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa trong các hoạt động kinh doanh như hiện nay.

    Bán phá giá là gì?
    Từ trước đến nay, người ta thường hiểu một cách đơn giản, “bán phá giá” nghĩa là bán dưới giá thị trường, tuy nhiên, đối với thực trạng quan hệ thương mại quốc tế hiện nay, cách hiểu trên là không đúng.

    Ở Mỹ, bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu và việc bán các mặt hàng đó gây ra thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của Mỹ. Còn theo quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) thì việc bán phá giá liên quan đến bất cứ hàng hoá nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá giá của EU năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá dựa trên các điều kiện:

    Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EU thấp hơn giá trên thị trường của nước sản xuất; thứ hai, hàng hoá nhập khẩu đe dọa ngành sản xuất của EU như chia sẻ thị phần, lợi nhuận, việc làm Một định nghĩa khác: bán phá giá là tình trạng mà ở đó doanh nghiệp nước ngoài bán hàng hóa thấp hơn mức chi phí.
    Theo định nghĩa mở rộng của một số chuyên gia kinh tế Mỹ từ những năm 1980 và vẫn được thừa nhận đến ngay hôm nay, bán phá giá được hiểu là hành vi bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, nhằm làm ảnh hưởng đến các mặt hàng tương tự trên cùng thị trường đó. Hành vi này có thể dẫn đến một trong hai trường hợp bất lợi sau đây đối với doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự với mặt hàng được bán phá giá:

    Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự muốn cạnh tranh và giữ được thị phần thì buộc phải hạ giá bán sản phẩm của mình xuống ngang bằng với mức giá của những hàng hóa được bán phá giá. Tuy nhiên, làm như vậy thì các nhà sản xuất sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, bởi vì, có thể nhà sản xuất sẽ phải bán hàng hoá của mình với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất ra mặt hàng đó. Thứ hai, nếu nhà sản xuất không chấp nhận giảm giá bán thì hàng hóa của họ không thể tiêu thụ được trên thị trường. Như vậy, hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt và nhà sản xuất có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản.
     
Đang tải...