Tiểu Luận Toàn cảnh về bán phá giá trong thương mại và tiếp theo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Toàn cảnh về bán phá giá trong thương mại và tiếp theo
    Đây là loạt bài viết về chủ đề bán phá giá, được tổng hợp và biên soạn từ World Trade Organization - Home page, UNCTAD, ITC Home, Default Parallels Plesk Panel Page, UNCITRAL, các Hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO và một số tài liệu báo chí nước ngoài khác, do tác giả Trần Phương Minh, thạc sĩ luật, viết riêng cho Business World Portal.

    Tình hình chống bán phá giá trên thế giới và các luật liên quan Mặc dù sẽ bị xử phạt theo thông lệ quốc tế, bán phá giá vẫn là yếu tố thường gặp trong giao thương quốc tế và gây thiệt hại cho các ngành sản xuất. Để bảo vệ các doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều cố gắng đề ra những biện pháp chống bán phá giá
    (anti-dumping) nhất định. Các biện pháp chống bán phá giá nhằm mục đích tái lập trật tự trong cạnh tranh
    theo đúng tinh thần tự do thương mại, đồng thời cũng là công cụ bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối trước sự xâm chiếm của hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá để cản trở hàng hoá nhập khẩu là không hợp lý. Thật ra, các biện pháp chống bán phá giá còn đóng vai trò một loại “van an toàn” cho chính sách tự do kinh doanh: càng mở rộng cửa cho hàng hoá bên ngoài vào thì càng cần phải giữ chắc tay nắm để có thể đóng cửa ngay lại được khi cần thiết, càng chủ trương hội nhập vào khuynh hướng toàn cầu hoá thì càng phải có những biện pháp phòng thủ để trấn an các nhà sản xuất nội địa và tạo được sự ủng hộ của doanh nghiệp trong nước. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà các nước và khu vực công nghiệp phát triển trên thế giới, như Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và Canada, một
    mặt vẫn khẳng định ủng hộ tự do mậu dịch, mặt khác lại là những quốc gia dùng đến các biện pháp chống bán giá nhiều nhất.

    Theo báo cáo mới nhất của Ban thư ký WTO, chỉ tính riêng nửa đầu năm 2005 đã có trên 20 nước thành viên của tổ chức này tiến hành 62 vụ kiện chống bán phá giá, với sản phẩm xuất khẩu đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số vụ chống bán phá giá không tăng, nhưng xu hướng các nước giàu áp dụng rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu đến từ các nước nghèo lại tăng mạnh. Nếu năm 2003 chỉ có 7 vụ kiện bán phá giá do các nước phát triển khởi xướng, thì năm nay con số đó đã lên trên 20. Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đứng đầu danh sách các nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá, còn Trung Quốc luôn đứng đầu danh sách các nước có hàng bị kiện bán phá giá, tiếp theo là Hàn Quốc, Malaysia, Nga và Thái Lan. Các vụ kiện bán phá giá tập trung chủ yếu vào ngành hóa chất, tiếp đến là các nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nhôm và nhựa.

    Hiện nay, nhiều thành viên của WTO như Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại rằng Liên minh Châu Âu có thể sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống phá giá đối với hàng dệt may nhập khẩu, khi hệ thống hạn ngạch dệt may chấm dứt vào đầu năm 2005. Từ trước đến nay, EU là khu vực nhập khẩu hàng
     
Đang tải...